Vệ tinh Nga bị vỡ trăm mảnh khiến phi hành gia phải trú ẩn

Nhận định về sự cố từ chuyên gia

NASA cho biết vệ tinh Nga bị vỡ thành hàng trăm mảnh trong khu vực gần Trạm vũ trụ quốc tế khiến các phi hành gia phải trú ẩn. Đây là vệ tinh quan sát trái đất đã dừng hoạt động từ năm 2022 và gặp sự cố. Hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra sự cố RESURS-P1 bị vỡ.

Vệ tinh Nga bị vỡ thành nhiều mảnh vụn

Theo thông báo của NASA, vệ tinh quan sát trái đất của Nga bị vỡ thành hàng trăm mảnh trong khu vực quỹ đạo khiến các phi hành gia phải ẩn náu trong tàu vũ trụ. Hiện tại không có sự đe dọa nào ra bên ngoài khi theo dõi mảnh vỡ. 

Vệ tinh bị vỡ vào 16h chiều ngày 26/6 trên khu vực quỹ đạo ISS. Tadar của công ty theo dõi LeoLabs của Mỹ phát hiện có nhiều mảnh vỡ bị văng trong khoảng khoảng 2h sau vũ nổ, tuy nhiên vẫn chưa có đe dọa nào.

Sau sự cố, USSPACECOM vẫn đánh giá và tổng hợp các thông tin thường xuyên để đảm bảo sự an toàn cũng như bền vững của không gian. Điều này gây nhiều lo ngại khi không gian này ngày càng đông với hệ thống lưới vệ tinh dày đặc. Mạng lưới này có vai trò quan trọng với cuộc sống trên Trái Đất với hệ thống Internet.

Vệ tinh nga bị vỡ thành nhiều mảnh vụn
Vệ tinh nga bị vỡ thành nhiều mảnh vụn

Nguyên nhân vệ sinh Nga bị vỡ

Theo tìm hiểu thực tế thì hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố khiến vệ tinh Nga bị vỡ. Vệ tinh Trái đất RESURS-P1 đã dừng hoạt động từ 2022, Bộ Tư lệnh tiếp tục quan sát và đánh giá không có bất cứ mối đe dọa nào ảnh hưởng.

Trong những vụ va chạm trước đó một số vệ tinh quan sát tại quỹ đạo đã từng tạo thành các đám mây mảnh vỡ trong diện tích lớn và nguy hiểm cho các vệ tinh khác. Các mảnh vỡ này xoay quanh Trái Đất trong độ cao khoảng 1.200 km và khả năng sẽ nằm trong không gian khoảng 1 thế kỷ.

Hiện tại phi đội phòng thủ số 18 của Biệt đội không gian Delta 2 vẫn đang tiếp tục theo dõi các mảnh vỡ từ sự cố vệ tinh Nga bị vỡ bất ngờ. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có điểm nào nguy hại nhưng việc theo dõi vẫn rất cần thiết/

Sự cố đáng lo ngại khi vệ tinh bị vỡ

Thực tế đây sự cố vỡ vệ tinh trong quỹ đạo rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên điều này gây ra nhiều lo ngại bởi trong không gian đông đúc với mạng lưới vệ tinh lớn. Mạng lưới này có vai trò rất quan trọng với hoạt động thường ngày của Trái Đất, điều này giúp hệ thống Internet đến dịch vụ điều hướng, liên lạc.

Vào thời điểm năm 2011, có thông tin là Nga đã bắn vỡ vệ tinh không hoạt động bằng tên lửa từ Trái Đất. Vụ nổ này tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ trong không gian với mục đích chính là để thử nghiệm các loại vũ khí mới được nghiên cứu.

Như vậy, có thể thấy sự cố này gây ra nguy cơ va chạm vệ tinh và tạo ra chiến tranh trong không gian. Lo ngại các vấn đề này sẽ xảy ra vì vậy có nhiều nhà khoa học đã kêu gọi nên thiết lập cơ chế cụ thể để quản lý vệ tinh, tuy nhiên đến này vẫn chưa có.

Sự cố đáng lo ngại khi vệ tinh bị vỡ
Sự cố đáng lo ngại khi vệ tinh bị vỡ

Nhận định về sự cố vệ tinh Nga bị vỡ từ chuyên gia

Qua sự kiện vệ tinh Nga bị vỡ các thiên văn học đã đưa ra nhận định dựa vào phân tích tình tình sự cố của các mảnh vỡ. Jonathan McDowell, nhà thiên văn học từ Trung tâm Harvard-Smithsonian đây là lần thứ hai có sự kiện phân mảnh trong khu vực quỹ đạo này. Trước đó là vụ việc tương tự xảy ra vào năm 2021 với 22 mảnh vỡ không gian có thể theo dõi.

Trong nội dung đăng tải trên website của Viện Vật Lý Moscow cho biết, vệ tinh Nga bị vỡ trước đó được thiết kế để thử nghiệm về khả năng thúc đẩy động cơ plasma. Mặc dù cả hai lần vỡ vệ tinh không tìm ra nguyên nhân chính xác, tuy nhiên theo phân tích từ chuyên gia thì khả năng cao vẫn là do hệ thống tự động làm nổ.

Có một vệ tinh khác có chức năng tương tự và gần giống với loại KOSMOS 2491 đã nổ trong không gian trước đó. Điều này cho thấy giả thuyết này là có cơ sở do mục đích của chủ sở hữu vệ tinh.

Khi tìm hiểu về sự kiện vệ tinh của Nga bị lỡ, trong một cược họp báo 2014 về việc phóng KOSMOS 2491. Ông Oleg Ostapenko thông báo loại vệ tinh thử nghiệm này thuộc nghiên cứu của Roscosmos và Viện Khoa Học Nga, vệ tinh này được sử dụng với mục đích nghiên cứu của tổ chức giao dịch và hòa bình.

Nhận định về sự cố từ chuyên gia
Nhận định về sự cố từ chuyên gia

Vệ tinh Nga bị vỡ tạo thành hàng trăm mảnh trong quỹ đạo gây ra nhiều nguy hiểm về chiến tranh trong không gian. Mặc dù vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng theo đánh giá từ chuyên gia thì đây có thể là vụ tự hủy bằng thiết phá vệ tinh. Hiện tại, USSPACECOM vẫn đang tiếp tục theo dõi và quan sát các mảnh vỡ đảm bảo an toàn cho Trái Đất.