Kế toán sản xuất là một hình thức kế toán rất phổ biến hiện nay. Hôm nay Unica sẽ giúp bạn nắm được thông tin chi tiết về khái niệm kế toán sản xuất là gì và các nghiệp vụ cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
Kế toán sản xuất là gì?
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp (nhờ vào sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động…) sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế để có thể tính toán các mảng chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất, chi phí tổ chức và quản lý…
Kế toán sản xuất sẽ thực hiện tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo nên sản phẩm. Mục đích chính đó là để tính ra giá thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Kế toán sản xuất là gì?
Công việc của kế toán sản xuất là gì?
Kế toán
– Theo dõi vật tư, hàng hóa nhập, công nợ với nhà cung cấp đồng thời gửi số liệu cho kế toán trưởng.
Kế toán sản xuất sẽ theo dõi vật tư hàng hóa công ty đã xuất kho sau đó ghi chép và gửi số liệu cho kế toán trưởng.
– Mở sổ theo dõi các loại tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
– Theo dõi và ghi chép kế toán sản xuất một cách toàn diện và kịp thời để cập nhật hàng ngày về tình hình kết quả hoạt động.
– Tính toán chi phí sản xuất và giá thành bán hàng là mục tiêu của kế toán sản xuất. Chi phí này được dựa trên thông số kỹ thuật về nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản…
– Thu thập và lưu trữ tài liệu kế toán đồng thời bảo mật dữ liệu kế toán.
Công việc kế toán sản xuất là gì?
Quản lý kho
– Sắp xếp, lưu trữ và phân loại vật liệu, hàng hóa trong kho để tối ưu hóa diện tích nhằm tiết kiệm chi phí, dễ tìm và dễ lấy hàng
– Rà soát, kiểm tra công việc xuất nhập nguyên vật liệu, hàng hóa
– Theo dõi kho để nắm được tình trạng bảo quản, lưu trữ của kho, số lượng thành phẩm…
– Chịu trách nhiệm về mặt an ninh kho hàng
– Chỉ đạo và phân công công việc cho quản lý và trợ lý kho.
– Giám sát và đôn đốc các nhân viên tuân thủ đầy đủ các nội quy, quy định của kho
Đánh giá nhân viên
– Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các công việc liên quan
– Đối với công việc sản xuất, kế toán sản xuất cần xác nhận bảng lương của lao động
– Gửi số liệu kế toán đến các bộ phận liên quan đúng thời gian.
Các nghiệp vụ kế toán sản xuất
– Nghiệp vụ liên quan đến thu mua thành phẩm, nguyên vật liệu,… phục vụ cho hoạt động sản xuất
– Các nghiệp vụ có liên quan tới mua công cụ dụng cụ, tài sản cố định
– Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến việc xuất sản phẩm, hàng hóa trong kho với mục đích sản xuất, phân chia,…
Cần xác định các nghiệp vụ kế toán sản xuất thực hiện là gì để từ đó áp dụng được kiến thức về chuyên môn sao cho phù hợp và chính xác.
Nghiệp vụ kế toán sản xuất
Tổng quan quy trình hạch toán kế toán sản xuất
Khi tiến hành hạch toán kế toán sản xuất cần tuân thủ theo 3 nguyên tắc “hợp pháp, hợp lý và hợp lệ”. Cụ thể quy trình làm sổ sách kế toán doanh nghiệp sản xuất như sau:
Bước 1: Tập hợp chứng từ
Hóa đơn hợp pháp:
– Đã được đăng ký bởi các cơ quan thuế và phải được chấp nhận cho phát hành.
– Với hóa đơn tự in phải theo đúng mẫu quy định và được cơ quan thuế chấp nhận.
Hóa đơn hợp lệ:
– Trên hóa đơn sẽ có các nội dung và chỉ tiêu ghi trên hóa đơn như: Ngày, tháng, năm thiết lập hóa đơn, họ tên người mua, người bán kèm theo địa chỉ doanh nghiệp và mã số thuế.
– Hình thức thanh toán.
– Số thứ tự, đơn vị tính của loại hàng hóa, tên hàng hóa dịch vụ, số lượng, giá trên mỗi hàng hóa/dịch vụ và thành tiền. Cuối cùng là tổng hợp khoản tiền thanh toán đã bao gồm thuế suất và thuế GTGT.
– Chữ ký của người mua và người bán, giám đốc (hoặc giấy được ủy quyền có đóng dấu trên hóa đơn).
– Hóa đơn phải được lập theo nguyên tắc yêu cầu của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31-03-2014.
– Hóa đơn hợp lý: Nội dung trên hóa đơn phải trùng khớp với nội dung kinh doanh của doanh nghiệp.
Chứng từ ngân hàng:
– Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi hoặc séc.
– Giấy báo có.
– Phiếu hạch toán ngân hàng.
Các loại chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước gồm:
– Thuế TNDN
– Thuế GTGT
– Thuế TNCN.
Bước 2: Nhập chứng từ vào sổ phản ánh qua các bút toán
Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
– Chứng từ hóa đơn
– Giấy nộp tiền vào trong ngân sách nhà nước
– Bảng lương, bảng phân bổ.
Bước 3: Tập hợp chi phí
Dựa vào các chứng từ tập hợp chi phí kế toán sẽ tiến hành hạch toán kế toán sản xuất lên sổ sách danh sách sau:
Những kinh nghiệm để làm kế toán sản xuất
– Biết định khoản cho các hoạt động thu chi
– Cần kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và số liệu kế toán tổng hợp
– Kiểm tra và so sánh toàn bộ dữ liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp
– Nhiệm vụ phải làm cuối kỳ đó là kiểm tra dữ liệu và chuẩn bị báo cáo
– Hạch toán doanh thu, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ phải trả, thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế
– Cung cấp các tài liệu kế toán cho hội đồng quản trị hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu kiểm tra
– Giải trình số liệu và cung cấp tài liệu cho các cơ quan thuế, kiểm toán và kiểm tra theo yêu cầu của Trưởng phòng Kế toán.
– Thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên
Khi các nhân viên kế toán sản xuất nắm vững được những vấn đề trên thì chắc chắn công việc sẽ đơn giản và hiệu quả hơn, giúp công việc hoàn thành tốt hơn.
Kinh nghiệm làm kế toán sản xuất
Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin cơ bản kế toán sản xuất là gì, quy trình hạch toán cụ thể. Ngoài ra nếu muốn nâng cao thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học kế toán online trên Unica nhé.