Kế toán quản trị là gì? Công việc và vai trò của kế toán quản trị là gì?

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc kế toán quản trị là gì cũng như chức năng và vai trò cụ thể trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy thông qua bài viết này chúng tôi thông tin cho các bạn cụ thể trong bài viết này nhé.

Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị (Management Accounting) được hiểu là vị trí kế toán cung cấp số liệu thực tế về tình hình hoạt động tài chính của công ty giúp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định quản lý và điều hành một cách tốt nhất.

Những thông tin kế toán doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò quan trọng việc vận hành kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp. Những thông tin doanh nghiệp cung cấp chính là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính,những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đều được xác định rõ mục đích của thông tin đó.

ke-toan-quan-tri-la-gi

Kế toán quản trị là gì?

Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Nhìn chung, vai trò kế toán quản trị là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.

– Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch kinh doanh luôn được ban giám đốc xây dựng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu là đưa doanh nghiệp cán đích doanh thu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc điều hành sẽ cần liên kết tất cả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu đã đặt ra.

– Tổ chức thực hiện: Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cấp quản trị sẽ quyết định cách liên kết giữa tổ chức, con người với các nguồn lực với nhau để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong điều hành, nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.

Tìm hiểu thêm:  [Video] Cách kết hợp hàm MATCH với TYPE trong Google Sheet chi tiết

– Kiểm soát: Nhà quản trị sẽ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Nhà quản trị sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Khi đó nhà quản trị sẽ nhận định được công việc ở khâu nào chưa đạt yêu cầu và điều chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.

– Đánh giá và ra quyết định: Sử dụng các công thức kế toán quản trị để lựa chọn phù hợp. Ra quyết định là một chức năng quan trọng, xuyên suốt trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được áp dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

vai-tro-cua-ke-toan-quan-tri

Vai trò kế toán quản trị 

Công việc của nhân viên kế toán quản trị

Là nhân viên kế toán quản trị bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước,… Kế toán quản trị có nhiều tên gọi khác nhau như kế toán viên hoặc kế toán chi phí,… Nhìn chung, công việc của một kế toán quản trị gồm các hoạt động như sau:

– Kế toán quản trị theo dõi và kiểm soát ngân sách tài chính của doanh nghiệp để hoạt động tốt với chi phí vốn tối ưu nhất.

– Đưa ra lời khuyên, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn và quản lý đầu tư hiệu quả.

– Kế toán quản trị là nhà quản lý và kiểm soát rủi ro, dự toán ngân sách và hỗ trợ xây dựng chiến lược tài chính.

– Hỗ trợ và cung cấp thông tin cho nhà lãnh đạo trước khi đưa ra quyết định tài chính quan trọng.

Kế toán quản trị là ngành nghề mới và tiềm năng. Vì vậy, mức lương của kế toán quản trị được đánh giá là rất hấp dẫn. Đối với từng doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm, kỹ năng sẽ có mức lương khác nhau.

– Từ 1-4 năm: mức lương trung bình là 13.400.000 VNĐ/tháng.

– Từ 5-9 năm: mức lương tương ứng là 15.700.000 VNĐ/tháng.

cong viec-cua-ke-toan-quan-tri

Công việc của kế toán quản trị

Kỹ năng quan trọng để trở thành nhà kế toán quản trị

Để có thể thành công trong nghề kế toán quản trị, bạn cần có nền tảng vững chắc về hoạt động kinh doanh, quy trình sản xuất cũng như các kiến thức về khoa học quản trị. Cụ thể sẽ có được trong học nguyên lý kế toán online.

Tìm hiểu thêm:  Chi tiết cách chỉnh màu nền trong word ai cũng nên biết

Người làm kế toán quản trị cần có nền tảng vững chắc về chuyên môn,  nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) và  hiểu biết cơ bản về thuế. Kế toán quản trị cũng giúp mở rộng các kỹ năng này bao gồm kiến thức về kế toán chi phí và xây dựng các công cụ tài chính hữu ích, ví dụ như công cụ dòng tiền chiết khấu. Kế toán quản trị hoạt động trong doanh nghiệp, người làm công tác kế toán quản trị cũng cần có nền tảng vững chắc về kinh tế và các kỹ năng mềm gồm: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng viết lách, thuyết phục và kỹ năng giao tiếp.

Quan trọng là bạn cần có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Người làm kế toán quản trị cần được đào tạo và có kiến thức về quản trị trong cả hai lĩnh vực đó là quản trị nhân sự và quản lý tài chính. Đồng thời các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, sự am hiểu của bạn về công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông xã hội, marketing, bán hàng cũng là kiến thức không thể thiếu.

ky-nang-can-co-cua-ke-toan-quan-tri

Kỹ năng để trở thành nhà kế toán quản trị

Điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán quản trị

– Đối tượng sử dụng: Bên trong doanh nghiệp bao gồm: Chủ sở hữu, ban giám đốc, nhà quản lý và giám sát,…

– Đặc điểm thông tin: Không bắt buộc phải tuân thủ theo nguyên tắc cũng như chuẩn mực kế toán chung. Thông tin được biểu hiện về hình thái hiện vật và hình thái giá trị.

– Tính pháp lý: Tính nội bộ, thuộc thẩm quyền quản lý của mỗi doanh nghiệp.

– Hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo đi sâu vào từng bộ phận của mỗi doanh nghiệp.

khac-nhau-giua-ke-toan-tai-chinh-va-ke-toan-quan-tri

Khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán tài chính

– Đối tượng sử dụng: Bên ngoài doanh nghiệp gồm có: cổ đông, người cho vay, khách hàng và Chính phủ.

– Đặc điểm thông tin: Phải tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và kế toán được các quốc gia công nhận. Thông tin sẽ được biểu hiện dưới hình thức giá trị.

– Tính pháp lý: Mang tính pháp lệnh và phải được tuân thủ theo

Tìm hiểu thêm:  Hàm BLANK trong Power BI DAX Khóa học mới xuất bản

– Hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp (hay báo cáo tài chính).

Một số câu hỏi thường gặp về kế toán quản trị

Kỹ năng nghề nghiệp cần có của kế toán quản trị 

– Phân tích logic: Một trong những công việc của kế toán quản trị chính là phân tích tài chính từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó lập kế hoạch cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí. 

– Kỹ năng giao tiếp: Kế toán quản trị sẽ là người theo dõi và giám sát nhân viên nên rất cần phải giao tiếp tốt để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp ở các phòng ban. Ngoài ra còn giúp cho việc truyền đạt thông tin đến các cấp lãnh đạo, quản lý.

– Khả năng sắp xếp, tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát, cho nên kế toán quản trị được yêu cầu phải biết cách tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý, khoa học. Đặc biệt nên ưu tiên các công việc quan trọng hơn để giải quyết triệt để. 

– Kỹ năng quản lý thời gian: Do phải thực hiện rất nhiều công việc, nên kỹ năng quản lý thời gian giúp cho kế toán viên quản trị có thể hoàn thành được công việc nhanh chóng và đặt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản lý thời gian cũng giúp họ có thể hoàn thành công việc đúng trình tự, khoa học hơn.

ke-toan-quan-tri

Kế toán quản trị

Lương của kế toán quản trị là bao nhiêu?

Mức lương kế toán quản trị được đánh giá ở mức hấp dẫn. Tùy vào từng doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm, kỹ năng mà các bạn có thể nhận được một mức lương khác nhau. Mức lương phổ biến dành cho vị trí này khoảng 12 – 17 triệu đồng /tháng. Với những doanh nghiệp lớn cùng trình độ, kinh nghiệm cao thì ứng viên có thể đạt đến mức là 15 – 20 triệu đồng /tháng.

Tên Kế toán quản trị trong tiếng Anh là gì?

Kế Toán Quản Trị trong tiếng Anh thường được dịch là “Management Accounting” hay “Managerial Accounting”. Thông thường Managerial Accounting sẽ được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

Tổng kết

Kế toán quản trị là gì? vai trò của nó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thế nào đã được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong bài viết này. Nếu muốn nắm được kiến thức đầy đủ hơn thì hãy đăng ký tham gia ngay khóa học kế toán tổng hợp online tại Unica nhé.