Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là chuyện sở thích!

Từ xa xưa, việc vợ chồng chung chăn gối được coi là lẽ đương nhiên. Thế nhưng ngày nay có những cặp vợ chồng trẻ lại ngủ riêng để khỏi vướng bận, để được thoải mái. Các nhà trị liệu tình dục và tư vấn hôn nhân đang thật sự lo ngại trước xu hướng này.

Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là chuyện sở thích! - Ảnh 1.

Sau ly hôn ngủ, nhiều người cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, suy nghĩ về một cuộc sống mới – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngủ riêng tình cảm vợ chồng phai nhạt là điều có thật. Và hôn nhân rạn nứt là điều dễ đoán.

Ngủ riêng vì sở thích khác nhau

Đã hơn 10 năm nay vợ chồng chị Ngọc Dung (45 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) chọn ngủ riêng. Ban đầu họ vẫn chung gối, chung chăn như bao cặp đôi khác. Tuy nhiên sau những lần anh ôm mền gối ra phòng ngoài có sofa ngủ (do vợ chồng giận nhau hoặc anh nhậu xỉn), họ lại nhận ra ngủ riêng cũng có cái lợi.

Vì chị vốn khó ngủ, cần nhiều thời gian để dỗ giấc trong không gian phải tuyệt đối yên lặng. Còn anh thì không chỉ có quen thức khuya, ngáy to như sấm mà còn có tật rít vài điếu trước khi ngủ, khiến căn phòng đã nhỏ càng thêm ngột ngạt. Lâu lâu anh tranh thủ chui qua phòng chị “khều khều” chút đỉnh, rồi tiếp tục giường ai nấy ngủ.

Tìm hiểu thêm:  Thảo dược quanh nhà phòng chữa phì đại tiền liệt tuyến, loại bệnh 30-90% nam giới mắc

“Đúng là vợ chồng mà ngủ riêng thì cũng khó coi, nhưng riết rồi cũng quen. Mỗi người được tự do giờ giấc, muốn đi ngủ hay thức dậy giờ nào cũng được, khỏi phiền nhau”, chị Dung thản nhiên nói.

TIN LIÊN QUAN

  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là chuyện sở thích! - Ảnh 2.

    Rối loạn tình dục nữ nhiều hơn nam, vì sao?

  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là chuyện sở thích! - Ảnh 3.

    Tình yêu và tình dục có nhất thiết đi cùng nhau?

  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là chuyện sở thích! - Ảnh 4.

    Chồng quyết ly hôn vì bị vợ thu ‘phí quan hệ tình dục’

Vợ chồng chị Thục Linh (29 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) cưới nhau mới gần tròn 5 năm nhưng đã có khoảng thời gian hơn 4 năm ngủ riêng. Chị Linh nói lý do cũng chẳng có gì to tát, chỉ là cả hai không thể thích nghi với thói quen của người kia dù đã nên vợ nên chồng.

Chị kể mình thường dành thời gian buổi tối để chấm bài, soạn giáo án, trau dồi kiến thức. Còn anh chồng sau một ngày làm việc chỉ thích ôm điện thoại chơi game đến tận khuya.

Nếu chơi một mình thì chẳng có gì để nói, đằng này anh tham gia nhiều hội nhóm với khá đông những người cùng sở thích. Cứ ăn cơm xong là anh lại vào group để cùng các chiến hữu đánh đấm rân trời, nói cười ầm ầm, kể cả khi phòng ngủ đã tắt đèn.

“Ban đầu tôi cũng nhẹ nhàng góp ý, nhưng chẳng thay đổi được gì mà còn khiến cả hai bất đồng, tranh cãi. Sau đó mỗi người một phòng để anh ấy mặc sức với sở thích của mình”, chị Linh ngại ngùng chia sẻ.

Tìm hiểu thêm:  Tái diễn chiêu lừa đảo 'con đang cấp cứu' phải chuyển tiền gấp

“Vì ngủ riêng nên tôi và ông xã không có nhiều chuyện để nói. Tình cảm vợ chồng cũng không mấy đậm đà. Còn chuyện chăn gối, cứ như thủ tục, chẳng có gì là cảm xúc. Nhiều lúc tôi cảm thấy sống chung dưới một mái nhà chỉ vì con”, chị Linh nói thêm.

Coi chừng lợi bất cập hại, đánh dấu sự nhạt nhòa

“Ly hôn khi ngủ” (Sleep Divorce) là một thuật ngữ khá phổ biến trong thời gian gần đây dùng để chỉ những cặp vợ chồng ở chung nhà nhưng không ngủ chung giường. Việc này có thể diễn ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kéo dài không xác định.

Có nhiều lý do khiến nhiều cặp vợ chồng đi đến quyết định ngủ riêng như: vợ bận lo cho con, chồng ngáy to, lệch giờ giấc sinh hoạt, thói quen, tuổi tác…

Công bằng mà nói, tạo không gian riêng cho nhau có thể giúp cả hai có giấc ngủ ngon hơn, không bị quấy rầy bởi tiếng ngáy hay thói quen kéo chăn, đạp, gác chân của nửa kia… là điều hợp lý.

Đồng thời nó cũng giúp giảm bớt sự nhàm chán khi vợ chồng ngày nào cũng giáp mặt. Điều này phù hợp với những người thích yên tĩnh; theo đuổi việc sáng tác, khảo cứu; đặc biệt là một số người có tuổi, ít có nhu cầu sinh lý.

Nhưng đó cũng chính là thời điểm đánh dấu sự nhạt nhòa tình cảm vợ chồng khi mạnh ai nấy sống với khoảng trời riêng của mình mỗi lúc đêm về.

Tìm hiểu thêm:  Suốt ngày ngồi máy lạnh, dễ mắc bệnh gì?

Đồng thời nó là cơ hội để những khác biệt giữa hai người bị đào sâu hơn, khi những thiết bị công nghệ ngày nay có thể giúp họ sống những giây phút ngoài vợ, ngoài chồng bất cứ lúc nào.

Thực tế cho thấy việc sống chung nhưng ngủ riêng có khi trở thành nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ.

Các nhà trị liệu tình dục, tư vấn hôn nhân đang thật sự lo ngại trước trend (xu hướng) này. Bởi hành động ở riêng có thể sẽ lấy đi thời gian bên nhau và ảnh hưởng đến tần suất quan hệ tình dục.

Khi ngủ cạnh nhau, những cái âu yếm, ôm ấp sẽ khiến họ rung động và kích thích nhu cầu “chuyện ấy” hơn là riêng giường và quan hệ theo “cữ” như nhiều cặp vợ chồng ngủ riêng vẫn thường áp dụng.

Không chỉ với người trẻ, cho dù những ai ở độ tuổi không còn “chuyện ấy” với nhau đi nữa, thì việc vợ chồng ngủ chung chính là một biểu lộ tình yêu tha thiết và bền chặt.

Ngủ bên nhau dễ thấu hiểu với nhau hơn

Việc vợ chồng ngủ riêng giường cũng ít nhiều ảnh hưởng tới đời sống tình cảm. Bởi lẽ chuyện vợ chồng không chỉ mang ý nghĩa truyền sinh, mà còn đóng vai trò hòa hợp tâm hồn cùng thân xác, làm thăng hoa tình yêu và gắn bó bền chặt hơn tình nghĩa phu thê.

Chung chăn gối là dịp để vợ chồng thường xuyên chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu và nâng đỡ nhau trước những khó khăn của cuộc sống.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x