Khi sử dụng các hàm tính toán trong Google Sheet bạn sẽ thường xuyên kết hợp các hàm lại với nhau để tạo ra một công thức tính nhanh hơn, gọn hơn. Ví dụ như hàm SUM kết hợp với hàm IF, hay hàm VLOOKUP kết hợp với hàm COUNTIF. Vậy bạn có biết hàm MATCH có thể kết hợp được với hàm gì không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Sau đây là video hướng dẫn bạn cách dùng hàm MATCH cực dễ hiểu lắm, cùng xem nha:
1. Hàm MATCH là gì? Ứng dụng của hàm MATCH trong Google Sheet
Hàm MATCH là gì?
Hàm Match là hàm tìm kiếm một giá trị xác định trước trong một phạm vi ô rồi trả về đúng vị trí tương đối của giá trị trong phạm vi đó.
Công thức hàm MATCH
Cú pháp:
= MATCH(khóa_tìm_kiếm, dải_ô, [loại_tìm_kiếm])
Trong đó:
+ khóa_tìm_kiếm: Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm.
+ dải_ô: Vùng dữ liệu bạn muốn xác định vị trí của khóa_tìm_kiếm. Dải ô mà bạn chọn chỉ có thể có duy nhất 1 hàng hoặc 1 cột. Ví dụ: A1:A10 hoặc A1:H1.
+ [loại_tìm_kiếm]: Là phương thức tìm kiếm. Thường có 3 kiểu tìm kiếm là -1; 0 và 1.
Ví dụ về hàm MATCH
Cho bảng sau gồm các trường HỌ VÀ TÊN, LỚP, ĐIỂM TB, KẾT QUẢ, MÔN CHUYÊN, NƠI Ở. Từ bảng hãy lấy ra vị trí tương đối của LỚP có giá trị là 11.
Công thức:
Giải thích: Hàm MATCH sẽ dò tìm trong cột B2:B9 xem có giá trị là 11 không, nếu bắt gặp sẽ trả về vị trí khớp đầu tiên gặp.
Ví dụ về hàm MATCH
Ứng dụng của hàm MATCH
Hàm MATCH dùng để xử lý các đối số liên quan đến vị trí trong các hàm có thể kết hợp được với hàm MATCH. Trong khi tính toán, bạn muốn xác định vị trí của một giá trị nào đó trong mảng hay phạm vi ô, hàm Match sẽ trả về đúng với vị trí của giá trị đó.
2. Cách sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet
Các cách sử dụng cơ bản
Trường hợp: Kiểu tìm kiếm là 0.
Công thức:
Ý nghĩa: Trả về vị trí tương đối của giá trị 11 trong dải ô B2:B9.
Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là 0
Trường hợp: Kiểu tìm kiếm là 1.
Công thức:
Điều kiện: Dải ô đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Ý nghĩa: Trả về vị trí có giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 7 trong dải ô C2:C9.
Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là 1
Trường hợp: Kiểu tìm kiếm là -1.
Công thức:
Điều kiện: Dải ô đã được sắp xếp theo giá trị giảm dần.
Ý nghĩa: Trả về vị trí có giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc bằng 7 trong dải ô C2:C9.
Hàm MATCH kiểu tìm kiếm là -1
Kết hợp với hàm INDEX
Công thức:
=INDEX(D2:D9;MATCH(B11;A2:A9;0))
Ý nghĩa: Tìm kết quả thi dựa vào tên học sinh.
Giải thích:
– Ô B11 đang chứa tên học sinh cần tìm, sử dụng hàm MATCH để dò xem trong dải ô A2:A9 có tên học sinh đó không, nếu có sẽ trả về vị trí hàng hiện tại, cụ thể là hàng 8.
– Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định để lấy ra kết quả thi của học sinh đó. Cụ thể là lấy ra kết quả ở dòng thứ 8.
Kết hợp với hàm INDEX
Kết hợp với hàm VLOOKUP
Công thức:
=VLOOKUP(B11;A2:D9;MATCH(“ĐIỂM TB”;A1:D1;0);False)
Ý nghĩa: Tìm điểm trung bình dựa vào tên học sinh.
Giải thích:
– Hàm MATCH sẽ xác định vị trí tương đối của cột ĐIỂM TB trong dải ô A1:D1.
– Hàm VLOOKUP sẽ dựa vào vị trí đã xác định và Tên học sinh ở ô B11 để lấy ra điểm trung bình của học sinh đó.
Kết hợp với hàm VLOOKUP
Kết hợp với hàm IMPORTRANGE, INDEX
Công thức:
=INDEX(IMPORTRANGE(” sơ!E2:E9″);MATCH(B11;IMPORTRANGE(” sơ!A2:A9″);0))
Ý nghĩa: Tìm Môn Chuyên dựa vào tên học sinh.
Giải thích:
– Hàm MATCH và IMPORTRANGE sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9 của file Thông tin học sinh.
– Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định để lấy ra MÔN CHUYÊN của học sinh đó.
Sử dụng hàm IMPORTRANGE và INDEX để lấy thông tin cột MÔN CHUYÊN chính xác của một học sinh trong file Thông tin học sinh để vào file dữ liệu đang tính.
Cột MÔN CHUYÊN trong file Thông tin học sinh
Dưới đây là file dữ liệu đang tính.
Kết hợp với hàm IMPORTRANGE, INDEX
Kết hợp với hàm IF
Công thức:
=IF(INDEX(E2:E9;MATCH(B11;A2:A9;0))=”Thái Lan”;”Nước Ngoài”;”Việt Nam”)
Ý nghĩa: Kiểm tra xem học sinh đó ở Nước Ngoài hay Việt Nam dựa vào tên học sinh.
Giải thích:
– Hàm MATCH sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.
– Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định để lấy ra thông tin NƠI Ở của học sinh đó.
– Và hàm IF sẽ so sánh xem nếu nơi ở đó ở Thái Lan thì sẽ xuất ra “Nước Ngoài”, ngược lại thì “Việt Nam”.
Kết hợp với hàm IF
Kết hợp với hàm INDIRECT
Công thức:
=MATCH(INDIRECT(“B11”);A2:A9;0)
Ý nghĩa: Tìm kiếm vị trí tên học sinh bằng cách tìm kiếm gián tiếp thông qua ô B11.
Giải thích: Hàm MATCH sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh thông qua hàm INDIRECT để lấy thông tin gián tiếp ở ô B11 trong dải ô A2:A9.
Kết hợp với hàm INDIRECT
Kết hợp với hàm OFFSET
Công thức:
=OFFSET(B1; MATCH(B11;A2:A9;0);0)
Ý nghĩa: Tìm thông tin Lớp của học sinh.
Giải thích:
– Hàm MATCH sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.
– Hàm OFFSET dựa vào vị trí đó để tham chiếu thông tin của cột B1.
Kết hợp với hàm OFFSET
Kết hợp nhiều công thức
Công thức:
=VLOOKUP(INDEX(A2:A9;MATCH(B11;A2:A9;0));A2:F9;5;False)
Ý nghĩa: Tìm Môn Chuyên của học sinh dựa vào tên.
Giải thích:
– Hàm MATCH sẽ xác định vị trí tương đối của Tên học sinh ở ô B11 trong dải ô A2:A9.
– Hàm INDEX sẽ dựa vào vị trí đã xác định để lấy ra Tên học sinh trong dải ô A2:A9.
– Hàm VLOOKUP sẽ dựa thông tin Tên học sinh để tìm MÔN CHUYÊN của học sinh đó.
Kết hợp nhiều điều kiện
3. Các lưu ý khi sử dụng hàm MATCH trong Google Sheet
– Hàm MATCH chỉ trả về vị trí của giá trị đó chứ không trả về giá trị đó.
– Hàm MATCH không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Ví dụ: MATCH=match.
– Nếu hàm MATCH không tìm thấy giá trị chính xác nào thì sẽ trả về lỗi #N/A.
4. Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm MATCH
Lỗi #N/A
Lỗi #N/A xuất hiện do bạn đã nhập sai dải ô. Trong hàm MATCH, dải ô mà chúng ta chọn chỉ có duy nhất 1 cột hoặc 1 hàng. Nhưng trong hình đã chọn 2 cột.Cách khắc phục: Chọn lại dải ô (B1:B9 hoặc C1:C9).
Lỗi #N/A
Lỗi #ERROR!
Lỗi #ERROR xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.Cách khắc phục: do “Phan Minh Hiển” là dạng văn bản nên chúng ta phải bỏ vào dấu nháy kép.
Lỗi #ERROR!
Lỗi #NAME?
Lỗi #NAME? xuất hiện do bạn đã nhập sai tên hàm.
Cách khắc phục: sửa “MACH” thành “MATCH”.
Lỗi #NAME?
5. Các bài tập sử dụng hàm MATCH
Sau đây mình sẽ đưa ra một số ví dụ hướng dẫn thêm về hàm MATCH:
Cho hình bên dưới bao gồm các thông tin dữ liệu sau: HỌ VÀ TÊN, LỚP, ĐIỂM TB, KẾT QUẢ.
Bài tập về hàm MATCH
Áp dụng các hàm đã học để thực hành các câu hỏi dưới đây.
Câu hỏi 1: Tìm vị trí của điểm trung bình 8,0.
Công thức: =MATCH(8;C2:C9;0)
Kết quả: 3
Giải thích: Vị trí của điểm trung bình 8,0 trong giải ô C2:C9 là 3.
Câu hỏi 2: Tìm kết quả đậu hay rớt của học sinh Lưu Quỳnh Như.
Công thức: =INDEX(D2:D9;MATCH(“Lưu Quỳnh Như”;A2:A9;0))
Kết quả: Đậu
Giải thích: Sử dụng hàm MATCH để xác định vị trí của học sinh Lưu Quỳnh Như trong dải A2:A9. Sau đó dùng INDEX để lấy kết quả thi của bạn ấy.
Câu hỏi 3: Đặng Phúc Khang đang là học sinh lớp mấy
Công thức: =OFFSET(B1; MATCH(“Đặng Phúc Khang”;A2:A9;0);0).
Kết quả: 10
Giải thích: Sử dụng hàm MATCH để xác định vị trí của học sinh Đặng Phúc Khang trong dải A2:A9. Sau đó dùng OFFSET để tham chiếu kết quả cột B1 (cột LỚP).
6. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm MATCH
* Vì sao dùng hàm MATCH và hàm INDEX tốt hơn dùng hàm VLOOKUP trong Google Sheet?
– Vì hàm VLOOKUP là hàm 1 chiều nên chỉ có thể tra cứu từ trái sang phải. Ví dụ như bảng dữ liệu ở trên, bạn không thể dùng hàm VLOOKUP để tìm “HỌ VÀ TÊN” dựa vào “LỚP” được. Nhưng hàm INDEX và MATCH có thể làm điều đó.
– Nếu bạn thêm bớt các cột trong dải ô mà VLOOKUP đã chọn sẽ dẫn đến kết quả bị sai do VLOOKUP không cho phép dịch chuyển nội dung trong hàm. Còn hàm INDEX và MATCH bạn có thể thoải mái thêm bớt cột một cách dễ dàng.
– Để phục vụ cho việc học và làm việc, cùng Thế Giới Di Động điểm qua 5 mẫu laptop tốt nhất dành cho học sinh, sinh viên và các bạn làm việc khối văn phòng ngay nhé:
– Ngoài ra, nếu bạn mua hàng tại Thế Giới Di Động thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hành hấp dẫn như sau:
- Bảo hành chính hãng điện thoại 1 năm.
- Hư gì đổi nấy 12 tháng tại 2736 siêu thị toàn quốc (miễn phí tháng đầu).
(*) Chính sách bảo hành được cập nhật vào ngày 26/05/2021, chính sách cụ thể còn tùy thuộc vào từng sản phẩm và thời điểm truy cập khác nhau. Bạn có thể xem đầy đủ chính sách: TẠI ĐÂY.
Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc tốt hơn với khối việc văn phòng:
Trên đây là cách dùng hàm MATCH() trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!