[Video] Cách kết hợp hàm VLOOKUP với INDIRECT trong Google Sheet

[Video] Cách kết hợp hàm VLOOKUP với INDIRECT trong Google Sheet

Trong quá trình xử lý dữ liệu trong Google Sheet chúng ta thường sẽ liên kết các bảng dữ liệu lại với nhau để không phải nhập đi nhập lại dữ liệu nhiều lần. Vậy bạn đã biết cách kết hợp hàm VLOOKUP và INDIRECT để xử lý dữ liệu trên máy tính như thế nào không. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Google Sheet

Hàm VLOOKUP là gì?

Hàm VLOOKUP có chức năng dò tìm giá trị theo chiều dọc và có thứ tự từ trái sang phải. Nếu giá trị dò tìm được tìm thấy thì sẽ trả về giá trị ở cột tham chiếu cùng hàng với giá trị dò tìm.

Cách sử dụng hàm VLOOKUP

Công thức:

=VLOOKUP(khóa_tìm_kiếm; dải ô; chỉ mục; [được_sắp_xếp])

Trong đó:

+ khóa_tìm_kiếm: Giá trị dùng để dò tìm.

+ dải ô: Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.

+ chỉ mục: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

+ [được_sắp_xếp]: Là phạm vi mà dữ liệu tìm kiếm, có giá trị 0 (dò tìm tương đối) hoặc 1 (dò tìm tuyệt đối).

Ví dụ minh họa:

Cho bảng dữ liệu sau đây gồm các trường MÃ ĐH, TÊN SP, SỐ LƯỢNG, GIÁ BÁN, THÀNH TIỀN, GIẢM GIÁ. Bảng dữ liệu này sẽ được sử dụng cho các ví dụ bên dưới nhé:

Bảng dữ liệu thông tin đơn hàng

Bảng dữ liệu thông tin đơn hàng

Sử dụng hàm VLOOKUP để dò tìm giảm giá của các sản phẩm.

=VLOOKUP(B2;$B$14:$C$16;2;0)

Giải thích:

+ B2: Giá trị dùng để dò tìm là tên sản phẩm.

+ $B$14:$C$16: Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.

+ 2: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

+ 0: Dò tìm tương đối.

Ví dụ minh họa hàm VLOOKUP

Ví dụ minh họa hàm VLOOKUP

2. Cách sử dụng hàm INDIRECT trong Google Sheet

Hàm INDIRECT là gì?

Hàm INDIRECT là hàm trả về tham chiếu ô, dải ô, hay các trang tính khác. Giá trị tham chiếu là một chuỗi văn bản nên khi sao chép hàm INDIRECT đến các ô khác thì kết quả tham chiếu vẫn không thay đổi.

Cách sử dụng hàm INDIRECT

Công thức:

=INDIRECT(tham_chiếu_ô_như_là_một_chuỗi; [trong_chú thích_A1])

Trong đó:

+ tham_chiếu_ô_như_là_một_chuỗi: Tham chiếu tên ô (Ví dụ: A1), dải ô (Ví dụ: A1:B10), tên xác định dưới dạng tham chiếu hoặc tham chiếu ô dưới dạng chuỗi văn bản. Nếu chuỗi văn bản tham chiếu không tham chiếu đến một ô hay dải ô hợp lệ sẽ trả về lỗi #REF!.

+ [trong_chú thích_A1]: A1 được mặc định là TRUE, nghĩa là văn bản tham chiếu được hiểu là tham chiếu kiểu A1. Nếu A1 FALSE, nghĩa là văn bản tham chiếu được hiểu là tham chiếu kiểu R1C1.

Ví dụ minh họa: Tham chiếu dải ô B13:C16.

Ví dụ minh họa hàm INDIRECT

Ví dụ minh họa hàm INDIRECT

Hoặc bạn cũng có thể đặt tên cho dải ô muốn tham chiếu để khi sử dùng hàm INDIRECT sẽ dễ dàng trong việc ghi nhớ hơn. Thay đổi tên dải ô B13:C16 thành GIAMGIA.

Đặt tên cho dải ô là GIAMGIA

Đặt tên cho dải ô là GIAMGIA

Kết quả:

Tham chiếu đến dải ô đã đặt tên

Tham chiếu đến dải ô đã đặt tên

3. Cách kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT trong Google Sheet

Video hướng dẫn cách kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT trong Google Sheet.

Công thức:

=VLOOKUP(khóa_tìm_kiếm; INDIRECT(tham_chiếu_ô_như_là_một_chuỗi; [trong_chú thích_A1]); chỉ mục; [được_sắp_xếp])

Trong đó:

+ khóa_tìm_kiếm: Giá trị dùng để dò tìm.

+ INDIRECT(tham_chiếu_ô_như_là_một_chuỗi; [trong_chú thích_A1]): Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.

+ chỉ mục: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

+ [được_sắp_xếp]: Là phạm vi mà dữ liệu tìm kiếm, có giá trị 0 (dò tìm tương đối) hoặc 1 (dò tìm tuyệt đối).

Ví dụ minh họa:

Sử dụng hàm VLOOKUP để dò tìm giảm giá của các sản phẩm.

– Công thức:

=VLOOKUP(B2;INDIRECT(“GIAMGIA”);2;0)

– Giải thích:

+ B2: Giá trị dùng để dò tìm là tên sản phẩm.

+ INDIRECT(“GIAMGIA”): Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.

+ 2: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

+ 0: Dò tìm tương đối.

Kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

4. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Lỗi #N/A

Lý do trả kết quả lỗi: Do không tìm thấy giá trị dò tìm.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại giá trị dò tìm có nằm trong bảng dò tìm không.

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A

Lỗi #REF

Lý do trả kết quả lỗi: Do không tìm thấy cột dò tìm.

Cách khắc phục: Sửa giá trị cột dò tìm phù hợp với dải ô có số cột đã chọn.

Lỗi #REF

Lỗi #REF

Lỗi #ERROR

Lý do trả kết quả lỗi: Do nhập sai cú pháp hàm.

Cách khắc phục: Kiểm tra các đối số và dấu ngăn cách các đối số đã nhập đúng quy cách không.

Lỗi #ERROR

Lỗi #ERROR

Lỗi #VALUE

Lý do trả kết quả lỗi: Giá trị cột dò tìm nhỏ hơn 1 hoặc nhập sai kiểu dữ liệu của các đối số.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại giá trị cột dò tìm phải lớn hơn hoặc bằng 1. Kiểm tra lại kiểu dữ liệu của các đối số đã nhập đúng chưa.

Lỗi #VALUE

Lỗi #VALUE

5. Một số lưu ý khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

– Cách viết công thức của các hàm VLOOKUP và INDIRECT đều không phân biệt chữ hoa hay thường.

– VLOOKUP có 2 kiểu tìm kiếm là tìm kiếm tương đối và tìm kiếm tuyệt đối.

– Bảng dò tìm kết quả cần được sắp xếp trước khi thực hiện tìm kiếm.

– VLOOKUP chỉ tìm kiếm dữ liệu từ trái qua phải.

– VLOOKUP chỉ tìm được giá trị đầu tiên xuất hiện trong bảng.

– Khi nhập hàm kết hợp cần lưu ý các dấu ” “, ;, () để tránh xảy ra lỗi trong hàm.

– Truy vấn dữ liệu phải đúng giá trị cần tìm không thì hàm sẽ lỗi.

Một số lưu ý khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Một số lưu ý khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

6. Một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Video hướng dẫn một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT.

Cho bảng dữ liệu thông tin đơn hàng gồm các bảng thông tin đơn hàng, bảng phí ship và 3 bảng giảm giá theo số lượng của 3 loại sản phẩm gấu Teddy, Hamster, QooBee.

Bảng dữ liệu thông tin đơn hàng

Bảng dữ liệu thông tin đơn hàng

Đặt tên cho 3 bảng giảm giá từ trái sang phải lần lượt là SPTeddy, SPHamster, SPQooBee. Và đặt tên cho bảng phí ship là SHIP.

Bài tập 1: Sử dụng hàm VLOOKUP và INDIRECT để tìm giảm giá theo số lượng của từng đơn hàng.

Công thức:

=VLOOKUP(C2;INDIRECT(“SP”&B2);2)

Giải thích:

+ C2: Giá trị dùng để dò tìm là số lượng.

+ INDIRECT(“SP”&B2): Là tên bảng chứa giá trị muốn dò tìm. “SP” là 2 chữ đầu của tên bảng đã đặt kết hợp với tên của từng loại sản phẩm.

+ 2: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

Tìm giảm giá theo số lượng của từng đơn hàng

Tìm giảm giá theo số lượng của từng đơn hàng

Bài tập 2: Sử dụng hàm VLOOKUP và INDIRECT để tìm phí ship theo số lượng của từng đơn hàng.

Công thức:

=VLOOKUP(C2;INDIRECT(“SHIP”);2)

Giải thích:

+ C2: Giá trị dùng để dò tìm là số lượng.

+ INDIRECT(“SP”&B2): Là tên bảng chứa giá trị muốn dò tìm. “SP” là 2 chữ đầu của tên bảng đã đặt kết hợp với tên của từng loại sản phẩm.

+ 2: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

Tìm phí ship theo số lượng của từng đơn hàng

Tìm phí ship theo số lượng của từng đơn hàng

7. Những câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Hàm VLOOKUP có thể kết hợp được với hàm nào nữa không?

Ngoài việc kết hợp với hàm INDIRECT thì hàm VLOOKUP còn có thể kết hợp với nhiều hàm khác như hàm LEFT, RIGHT, IF, COUNTIF, SUM, SUMIF, INDEX, MATCH, QUERY và nhiều hơn nữa.

Lợi ích khi kết hợp hàm VLOOKUP và INDIRECT

Khi kết hợp hàm VLOOKUP và INDIRECT bạn có thể dò tìm cùng một lúc nhiều bảng. Khi sao chép công thức hàm thì giá trị tham chiếu là chuỗi văn bản trong hàm INDIRECT sẽ không bị thay đổi. Đặc biệt bạn có thể đặt tên cho tham chiếu trong hàm INDIRECT giúp bạn thuận tiện trong việc ghi nhớ mình đã tham chiếu đến bảng nào.

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT

Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc tốt hơn với khối việc văn phòng:

Trên đây là cách kết hợp hàm VLOOKUP và hàm INDIRECT trong Google Sheet trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!