Hàm SUM kết hợp với hàm OFFSET là cách khá phổ biến được dùng để tính toán nhiều mục đích khác nhau với nhiều dữ liệu trong Google Sheet thực hiện trên máy tính. Để hiểu rõ hơn về cách kết hợp hai hàm này thì cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1. Cách sử dụng hàm SUM trong Google Sheet
Hàm SUM là gì?
Hàm SUM là hàm dùng để tính tổng của một dãy số dữ liệu trong Google Sheet.
Cách sử dụng hàm SUM
– Công thức hàm SUM:
=SUM(number1, number2,…)
– Trong đó:
number1 và number2 là những số hoặc dãy số được tính tổng.
– Ví dụ minh họa: Cho bảng dữ liệu như trong hình, bao gồm 5 trường: MS, Tên sản Phẩm, Giá/Sản phẩm, Số lượng đã bán, Tổng doanh thu trên một loại sản phẩm.
Bảng dữ liệu mẫu
Tính tổng doanh thu tất cả sản phẩm bằng hàm SUM.
Ví dụ minh họa cho hàm SUM
2. Cách sử dụng hàm OFFSET trong Google Sheet
Hàm OFFSET là gì?
Hàm OFFSET là hàm trả về giá trị tham chiếu của một dải ô sau khi dịch chuyển khỏi một số lượng hàng và cột ban đầu từ một điểm tham chiếu khởi đầu của ô.
Cách sử dụng hàm OFFSET
– Công thức:
OFFSET(tham_chiếu_ô; hàng_bù_trừ; cột_bù_trừ; chiều_cao;chiều_rộng)
Trong đó:
+ tham_chiếu_ô: Điểm xuất phát để đếm số hàng_bù_trừ và cột_bù_trừ.
+ hàng_bù_trừ: Số hàng cần thay đổi tính từ vị trí 0 là tham_chiếu_ô. hàng_bù_trừ phải là số nguyên và có thể mang giá trị âm.
+ cột_bù_trừ: Số lượng cột cần thay đổi tính từ vị trí 0 là tham_chiếu_ô. cột_bù_trừ phải là số nguyên, nhưng có thể mang giá trị âm.
+ chiều_cao: Chiều cao của dải ô để trả về, bắt đầu tại đích bù trừ. Nếu không ghi chiều_cao, mặc định sẽ là 1.
+ chiều_rộng: Chiều rộng của dải ô để trả về, bắt đầu tại đích bù trừ. Nếu không ghi chiều_rộng, mặc định sẽ là 1.
Ví dụ minh họa: Lấy bảng dữ liệu cũ trên, lấy dữ liệu Tên sản phẩm, Giá/Sản phẩm và Số lượng đã bán ra một bảng riêng.
Ví dụ minh họa hàm OFFSET
3. Cách kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET trong Google Sheet
Video hướng dẫn cách kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET trong Google Sheet.
Công thức:
=SUM(OFFSET(tham_chiếu_ô; hàng_bù_trừ; cột_bù_trừ; chiều_cao;chiều_rộng))
Trong đó:
+ tham_chiếu_ô: Điểm xuất phát để đếm số hàng_bù_trừ và cột_bù_trừ.
+ hàng_bù_trừ: Số hàng cần thay đổi tính từ vị trí 0 là tham_chiếu_ô. hàng_bù_trừ phải là số nguyên và có thể mang giá trị âm.
+ cột_bù_trừ: Số lượng cột cần thay đổi tính từ vị trí 0 là tham_chiếu_ô. cột_bù_trừ phải là số nguyên, có thể mang giá trị âm.
+ chiều_cao: Chiều cao của dải ô để trả về, bắt đầu tại đích bù trừ.
+ chiều_rộng: Chiều rộng của dải ô để trả về, bắt đầu tại đích bù trừ.
Ví dụ minh họa: Lấy bảng dữ liệu cũ trên, tính tổng doanh thu của từ SP1 đến SP5.
Công thức:
Giải thích: Dùng hàm OFFSET để lấy cột dữ liệu tổng doanh thu từ SP1 đến SP5. Sau đó, hàm SUM tính tổng dữ liệu mà hàm OFFSET trả về, kết quả sau khi tính là: 654000.
Tính tổng doanh thu từ SP1 đến SP5
4. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
Lỗi #N/A
Đây là lỗi do đối số đưa vào không phù hợp với dữ liệu tính của hàm. Để sửa lỗi, nhập lại dữ liệu đúng đưa vào hàm để tính.
Ví dụ: Tính tổng doanh thu thu được từ SP1 đến SP8.
Công thức sai: =SUM(OFFSET(;0;0;8;1)) do thiếu tham_chiếu_ô dẫn đến không xác định được dãy ô trong hàm OFFSET.
Công thức đúng: =SUM(OFFSET(E2;0;0;8;1))
Minh họa lỗi #N/A
Lỗi #REF
Lối #REF là do hàm dữ liệu nằm ngoài vùng giới hạn của dữ liệu đưa ra. Bạn hãy kiểm tra lại vùng dữ liệu sử dụng của mình đã nằm trong giới hạn hay chưa để sửa lỗi này nhé!
Ví dụ: Tính tổng doanh thu thu được từ SP1 đến SP8.
Công thức sai: =SUM(OFFSET(E2;-2;0;8;1)) do vùng dữ liệu của hàm OFFSET bị nằm ngoài vùng giới hạn.
Công thức đúng: =SUM(OFFSET(E2;0;0;8;1))
Minh họa lỗi #REF
Lỗi #ERROR
Lỗi xảy ra là do cú pháp bạn ghi chưa đúng với cú pháp của hàm, để sửa lại bạn hãy kiểm tra và sửa lại cú pháp công thức đã ghi khớp với công thức quy định của hàm nhé!
Ví dụ: Tính tổng doanh thu thu được từ SP1 đến SP8.
Công thức sai: =SUM(G6 OFFSET(B2;0;3;8;1) do việc thêm ô G6 vào làm sai cú pháp công thức.
Công thức đúng: =SUM(OFFSET(B2;0;3;8;1))
Minh họa lỗi #ERROR
5. Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
– Hàm SUM và OFFSET không phân biệt chữ hoa hay chữ thường trong lúc nhập công thức, vì vậy bạn hoàn toàn có thể nhập offset, sum khi gọi hàm.
– chiều_cao và chiều_rộng trong công thức OFFSET không được là số âm.
Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
6. Một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
Video hướng dẫn một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
Câu 1: Tính tổng doanh thu của tất cả sản phẩm bằng cách kết hợp hàm SUM và OFFSET.
Công thức:
=SUM(OFFSET(E1;1;0;12;1))
Giải thích:
– OFFSET(E1;1;0;12;1): Trả về dữ liệu tổng doanh thu của SP1 đến SP12.
– Hàm SUM: Tính tổng dựa trên dữ liệu trả về của hàm OFFSET.
Tính tổng doanh thu bằng cách kết hợp hàm SUM và OFFSET
Câu 2: Tính tổng số lượng hàng hóa, sản phẩm đã bán.
Công thức:
=SUM(OFFSET(D1;1;0;12;1))
Giải thích:
– OFFSET(D1;1;0;12;1): Trả về dữ liệu số lượng đã bán của SP1 đến SP12.
– Hàm SUM: Tính tổng dựa trên dữ liệu trả về của hàm OFFSET.
Tính tổng số lượng hàng hóa, sản phẩm đã bán
Câu 3: Tính tổng doanh thu từ SP3 đến SP10.
Công thức:
Giải thích:
– OFFSET(A4;0;4;8;1): Trả về dữ liệu tổng doanh thu của SP3 đến SP10.
– Hàm SUM: Tính tổng dựa trên dữ liệu trả về của hàm OFFSET.
Tính tổng doanh thu từ SP3 đến SP10
7. Những câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm OFFSET
Kết hợp hàm SUM với OFFSET hoạt động như thế nào?
– Trả lời: Công thức này sẽ tính giá trị trả về bên trong hàm OFFSET trước. Sau đó, hàm SUM lấy giá trị của hàm OFFSET trả về để tính tổng.
Có thể kết hợp hàm SUM với nhiều hàm OFFSET không?
– Trả lời: hoàn toàn có thể, ví dụ cùng bảng dữ liệu đã sử dụng trong mục 1, tính tổng doanh thu SP1 đến SP3, SP7 đến SP8.
Công thức: =SUM(OFFSET(A2;0;4;3;1); OFFSET(A8;0;4;2;1))
Kết quả tính được: 1910000.
Có thể kết hợp hàm SUM với nhiều hàm OFFSET
Một số mẫu laptop sịn giúp bạn giải quyết khổi việc văn phòng đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Phần hướng dẫn sử dụng hàm SUM kết hợp với hàm OFFSET đã xong, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và cảm ơn bạn đã theo dõi!