[Video] Cách kết hợp hàm IF với hàm VLOOKUP trong Google Sheet

[Video] Cách kết hợp hàm IF với hàm VLOOKUP trong Google Sheet

Hàm IF là một hàm được sử dụng khác phổ biến trong thống kê dữ liệu là một hàm điều kiện. Và hàm VLOOKUP có chức năng dò tìm giá trị theo chiều dọc. Vậy khi hàm IF kết hợp với hàm VLOOKUP trong Google Sheet sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Sau đây là video hướng dẫn bạn cách dùng hàm IF kết hợp với hàm VLOOKUP trong Google Sheet giúp rút gọn nhiều thao tác, cùng xem nha:

1. Công thức hàm IF

– Công thức:

=IF(logical_test; value_if_true; [value_if_false])

– Trong đó:

+ logical_test: Là biểu thức so sánh. Điều kiện nếu biểu thức đó xảy ra.

+ value_if_true: Trả về giá trị nếu logical_test đúng.

+ [value_if_false] (không bắt buộc): Trả về giá trị nếu logical_test sai.

Để biết cách sử dụng hàm chi tiết bạn nên tham khảo bài viết Hàm IF trong Google Sheet:

2. Công thức hàm VLOOKUP

– Công thức:

=VLOOKUP(lookup_value;table_array;col_index_num;[range_lookup])

– Trong đó:

+ lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm.

+ table_array: Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.

+ col_index_num: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.

+ [range_lookup]: Là phạm vi mà dữ liệu tìm kiếm. Có giá trị 0 (dò tìm tương đối) hoặc 1 (dò tìm tuyệt đối).

3. Cách kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP trong Google Sheet

IF lồng VLOOKUP

– Công thức:

=IF(ISNA(VLOOKUP(B15;$A$3:$B$11;1;0)=B15);”Không tìm thấy”; VLOOKUP(B15;$A$3:$B$11;2;0))

– Ý nghĩa công thức: Nếu không tìm thấy giá trị dò tìm ô B15 ở cột 1 (TÊN SP) của bảng ĐIỆN THOẠI thì xuất ra là “Không tìm thấy”, ngược lại sẽ xuất ra kết quả tương ứng ở cột 2 (HÃNG) của bảng đó.

Lưu ý: Hàm ISNA có nghĩa là kiểm tra xem kết quả so sánh có bị lỗi #N/A do không tìm thấy giá trị dò tìm hay không. Kết quả trả về là TRUE hoặc FALSE.

Hàm IF lồng hàm VLOOKUP

Hàm IF lồng hàm VLOOKUP

VLOOKUP lồng IF

– Công thức:

=VLOOKUP(B15;IF(B14=”ĐIỆN THOẠI”;$A$3:$C$11;$E$3:$G$11);3;0)

– Ý nghĩa công thức: Dò tìm giá trị ô B15 (TÊN SP) ở bảng ĐIỆN THOẠI nếu B14 là “ĐIỆN THOẠI”, ngược lại thì dò ở bảng LAPTOP để tìm GIÁ BÁN ở cột 3.

Hàm VLOOKUP lồng Hàm IF

Hàm VLOOKUP lồng Hàm IF

4. Một số ví dụ áp dụng kết hợp giữa hàm IF và hàm VLOOKUP

Dùng IF kết hợp VLOOKUP để so sánh giá trị

Để xác định giảm giá cho từng sản phẩm chúng ta sẽ dựa vào bảng GIẢM GIÁ để biết được điều kiện giảm giá của từng hãng.

Yêu cầu:

– Nếu sản phẩm thuộc hãng Oppo có mức giá >= 5.000.000 thì GIÁ BÁN*9%.

– Nếu sản phẩm thuộc hãng Samsung có mức giá >= 10.000.000 thì GIÁ BÁN*12%.

– Nếu sản phẩm thuộc hãng iPhone có mức giá >= 20.000.000 thì GIÁ BÁN*18%.

Công thức:

=IF(C3>=VLOOKUP(B3;$F$14:$H$17;2;0);C3*VLOOKUP(B3;$F$14:$H$17;3;0);0)

Giải thích: Nếu GIÁ BÁN lớn hơn hoặc bằng MỨC GIÁ ở bảng GIẢM GIÁ thì trả về giá trị GIÁ BÁN*%, ngược lại trả về 0.

Dùng IF kết hợp VLOOKUP để so sánh giá trị

Dùng IF kết hợp VLOOKUP để so sánh giá trị

Dùng IF để bẫy lỗi cho hàm VLOOKUP

Lỗi #N/A xuất hiện do không tìm thấy giá trị trong bảng A3:D11.

Xuất hiện lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP

Xuất hiện lỗi #N/A khi sử dụng hàm VLOOKUP

Chúng ta có thể sử dụng hàm IF để khắc phục tình trạng này bằng công thức:

=IF(B15=””;””; VLOOKUP(B15;$A$3:$D$11;3;0))

Giải thích: Nếu không tìm thấy giá trị sẽ trả về khoảng trống, ngược lại thì có thể thực hiện hàm VLOOKUP để dò tìm kết quả.

Dùng IF để bẫy lỗi cho hàm VLOOKUP

Dùng IF để bẫy lỗi cho hàm VLOOKUP

Dùng IF để tùy biến giá trị cột tham chiếu

Giả sử ở ô C14 bạn có list danh sách gồm 2 mục chọn là GIÁ BÁN và HÃNG. Bạn muốn trả về giá trị để khớp với từng mục. Chúng ta có thể sử dụng hàm IF để tùy biến giá trị của cột tham chiếu bằng cách sau:

=IF(B15=””;””; VLOOKUP(B15;$A$3:$D$11;IF(C14=”GIÁ BÁN”;3;2);0))

Giải thích: Tại vị trí “IF(C14=”GIÁ BÁN”;3;2)” có nghĩa là nếu ô C14 là “GIÁ BÁN” thì cột tham chiếu của bảng cần dò tìm kết quả là cột số 3, ngược lại C14 là “HÃNG” thì dò tìm ở cột số 2.

Dùng IF để tùy biến giá trị cột tham chiếu trong cách sử dụng hàm VLOOKUP

Dùng IF để tùy biến giá trị cột tham chiếu trong cách sử dụng hàm VLOOKUP

5. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A xuất hiện do không tìm thấy giá trị dò tìm.

Cách khắc phục: sửa lại đối số giá trị dò tìm của hàm VLOOKUP. Có thể sửa lại lỗi ở trong hình như sau:

=VLOOKUP(“Oppo A74”;IF(B14=”ĐIỆN THOẠI”;$A$3:$C$11;$F$3:$H$11);3;0)

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR! xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.

Cách khắc phục: Nhìn vào công thức trong hình ta thấy do trong hàm đã nhập sai dấu ở giữa đối số 1 và 2 của hàm IF. Sửa lại dấu phẩy (,) thành dấu chấm phẩy (;).

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR!

Lỗi #VALUE!

Lỗi #VALUE! xuất hiện là do kiểu dữ liệu bạn đã nhập không khớp với công thức hàm.

Cách khắc phục: Ví dụ như hình dưới đây bạn có thể thấy đối số thứ 3 của hàm, ô B6 là kiểu dữ liệu văn bản nên bạn không thể nhân cho một giá trị kiểu số nào được. Hãy điều chỉnh là giá trị ô mà bạn chọn.

Lỗi #VALUE!

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME xuất hiện do bạn đã nhập sai tên hàm.

Cách khắc phục: Ví dụ dưới hình là do đã nhập sai “IFF” => sửa lại đúng là “IF”.

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME?

6. Một số lưu ý khi kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP

– Cách viết công thức của các hàm VLOOKUP và IF đều không phân biệt chữ hoa hay thường.

– Trong hàm IF nếu bạn không cho đối số thứ 3 trả về bất kỳ kết quả nào thì khi biểu thức điều kiện sai hàm sẽ trả về giá trị FALSE.

Ví dụ:

+ IF(2>1; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có nhỏ hơn 2 không, sau đó trả về giá trị “Đúng”.

+ IF(1>2; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có lớn hơn 2 không, sau đó trả về giá trị FALSE. Do biểu thức điều kiện trả về giá trị sai nhưng hàm không khai báo đối số thứ 3 là value_if_false.

– VLOOKUP có 2 kiểu tìm kiếm là tìm kiếm tương đối và tìm kiếm tuyệt đối.

– Bảng dò tìm kết quả cần được sắp xếp trước khi thực hiện tìm kiếm.

– VLOOKUP chỉ tìm kiếm dữ liệu từ trái qua phải.

– Chỉ tìm được giá trị đầu tiên xuất hiện trong bảng.

7. Một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP

Bài tập về kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP giúp bạn hiểu sâu hơn:

8. Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm VLOOKUP

Hàm IF và hàm VLOOKUP hoạt động như thế nào?

Trả lời:

– Đối với hàm IF lồng VLOOKUP:

+ Hàm VLOOKUP có chức năng dò tìm giá trị theo chiều dọc và có thứ tự từ trái sang phải. Nếu giá trị dò tìm được tìm thấy thì sẽ trả về giá trị ở cột tham chiếu cùng hàng với giá trị dò tìm.

+ Sau đó dùng kết quả này so sánh với một giá trị khác ở hàm IF, nếu kết quả đúng sẽ trả về giá trị đúng, ngược lại nếu sai sẽ trả về giá trị sai.

– Đối với hàm VLOOKUP lồng IF:

+ Hàm IF là một hàm điều kiện. Nếu điều kiện đúng sẽ trả về giá trị đúng, ngược lại nếu điều kiện sai sẽ trả về giá trị sai.

+ Hàm IF thường được đặt ở đối số thứ 2 và 3 của hàm VLOOKUP để xác định kết quả xuất ra dải ô nào hoặc cột nào phù hợp thõa mãn với điều kiện đã đặt ra.

Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc tốt hơn với khối việc văn phòng:

Trên đây là cách dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!