Trong Google Sheet, hàm COUNTIF giúp thống kê số lần xuất hiện có điều kiện của một giá trị bất kỳ trong dữ liệu của bạn. Hàm IF là hàm thông dụng nhất giúp bạn có thể so sánh nhiều điều kiện. Vậy nếu kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF trong Google Sheet mang lại nhiều lợi ích như thế nào. Hãy cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sau đây là video hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm COUNTIF kết hợp hàm IF trong Google Sheet cực dễ, cùng xem nha:
1. Công thức hàm COUNTIF
– Công thức:
– Trong đó:
+ Range: Là vùng dữ liệu mà bạn muốn đếm như có thể là kiểu văn bản, kiểu số hay kiểu ngày tháng (bắt buộc phải có).
+ Criteria: Là điều kiện để đếm dữ liệu trong vùng dữ liệu đã chọn.
Để biết cách sử dụng hàm chi tiết bạn có thể tham khảo bài viết Hàm COUNTIF trong Google Sheet ngay nhé!
2. Công thức hàm IF
– Công thức:
=IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)
– Trong đó:
+ biểu_thức_logic: Là biểu thức so sánh. Điều kiện nếu biểu thức đó xảy ra.
+ giá_trị_nếu_đúng: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic đúng.
+ giá_trị_nếu_sai: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic sai.
Để biết cách sử dụng hàm chi tiết bạn có thể tham khảo bài viết Hàm IF trong Google Sheet ngay nhé!
3. Hàm COUNTIF kết hợp hàm IF trong Google Sheet
Công thức hàm COUNTIF kết hợp hàm IF
– Công thức:
=IF(COUNTIF(vùng dữ liệu; tiêu chí); giá trị hợp lệ; giá trị không hợp lệ)
– Trong đó:
+ vùng dữ liệu (bắt buộc phải có): Có thể là kiểu văn bản, kiểu số hay kiểu ngày tháng.
+ tiêu chí: Là điều kiện để đếm dữ liệu trong vùng dữ liệu đã chọn. Có thể là kiểu văn bản, kiểu số, biểu thức hay tham chiếu ô.
+ giá trị hợp lệ: Trả về giá trị nếu COUNTIF(vùng dữ liệu; tiêu chí) đúng.
+ giá trị không hợp lệ: Trả về giá trị nếu COUNTIF(vùng dữ liệu; tiêu chí) sai.
Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của công thức kết hợp hàm COUNTIF với hàm IF trên, cùng xem ví dụ sau nhé!
Ví dụ: Cho bảng tính lương của nhân viên Nguyễn Văn A trong tuần đầu và bảng điều kiện gồm 2 cột Thứ 7 và Chủ nhật. Giả sử mỗi giờ nhân viên này làm được tính với giá 22k/giờ; riêng Thứ 7 và Chủ Nhật thì tiền lương được nhân 3 lần. Hãy tính lương của nhân viên Nguyễn Văn A trong tuần đầu.
Bảng tính lương của nhân viên Nguyễn Văn A trong tuần đầu
Để thực hiện tính lương cho nhân viên đó sử dụng công thức có dạng:
=IF(COUNTIF(A13:B13;A4);B4*3;B4)
Công thức tính lương cho nhân viên
Tuy nhiên, để thao tác nhanh hơn hãy sử dụng một công thức mảng được nhập bằng cách nhấn Ctrl + Shift + Enter đồng thời. Kết quả là, nó được tự động bao quanh bởi hàm ArrayFormula.
Đồng thời bạn phải thay đổi vùng dữ liệu lại như sau:
Thực hiện tính lương cho nhân viên Nguyễn Văn A
4. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF
Lỗi #N/A
Lỗi #N/A xuất hiện là do dư đối số hoặc không tìm thấy giá trị cần tìm.
Một ví dụ ở hình bên dưới, do hàm COUNTIF bị dư 2 đối số là “Thứ 7” và “Chủ nhật”. Như vậy, ta chỉ cần bỏ 2 đối số này đi thì có thể xử lý được lỗi #N/A.
Lỗi #N/A xuất hiện là do không tìm thấy giá trị cần tìm
Lỗi #ERROR!
Lỗi #ERROR! xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.
Trong ví dụ dưới đây, hàm COUNTIF đang bị sai vùng điều kiện, vì điều kiện là thứ 7 và chủ nhật (thuộc cột Ngày trong tuần). Tuy nhiên, trong trường hợp này lại đem so sánh với cột Giờ công thực tế nên xuất hiện lỗi #ERROR!. Bạn chỉ cần thay đổi cột cần so sánh là cột “Ngày trong tuần” là được.
Lỗi #ERROR! xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm
Lỗi #VALUE!
Lỗi #VALUE! xuất hiện do không thể tìm thấy giá trị mảng.
Ví dụ dưới đây cho thấy hàm IF và hàm COUNTIF đang chạy cả mảng nhưng bản chất hai hàm này ko hỗ trợ mảng, chỉ khi kết hợp với hàm ARRAYFOMULA mới sử dụng được. Như vậy, bạn chỉ cần thay đổi đối số B4:B10*3 và B4:B10 thành B4*3 và B4 thì sẽ không xuất hiện lỗi nữa.
Lỗi #VALUE xuất hiện do không thể tìm thấy giá trị mảng
5. Một số lưu ý khi kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF
– Mỗi công thức khi kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF, bạn chỉ có thể thực hiện đếm có điều kiện theo 1 tiêu chí duy nhất. Bạn không thể sử dụng COUNTIF để đếm cùng một lúc có bao nhiêu “Sách” và bao nhiêu “Vở”.
– Khi nhập công thức hàm COUNTIF và hàm IF, bạn có thể viết chữ hoa – thường tùy ý. Ví dụ bạn có thể ghi 1 trong 2 cách sau nhưng hàm vẫn hiểu tiêu chí bạn đã nhập, đó là chuỗi “SÁCH” hoặc “Sách”.
– Lưu ý sử dụng hàm IF khi bỏ trống giá trị trả về: Trong hàm IF nếu bạn không cho đối số thứ 3 trả về bất kỳ kết quả nào thì khi biểu thức điều kiện sai hàm sẽ trả về giá trị FALSE.
Ví dụ:
– IF(4>1; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có nhỏ hơn 2 không, sau đó trả về giá trị “Đúng”.
– IF(1>4; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có lớn hơn 2 không, sau đó trả về giá trị FALSE. Do biểu thức điều kiện trả về giá trị sai nhưng hàm không khai báo đối số thứ 3 là giá_trị_nếu_sai.
6. Bài tập ví dụ về kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF
Các bạn có thể thực hành một số bài tập ở đây để hiểu thêm về cách kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF nhé:
7. Câu hỏi liên quan đến hàm COUNTIF và hàm IF
Hàm COUNTIF kết hợp hàm IF hoạt động như thế nào?
Khi kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF thì hàm COUNTIF sẽ thống kê số liệu số lần xuất hiện của một giá trị và sau đó hàm IF sẽ so sánh các giá trị với nhau để đưa ra kết quả dựa trên điều kiện mà bạn đưa ra.
Hoạt động của công thức kết hợp hàm COUNTIF và hàm IF
Một số sản phẩm Laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách sử dụng kết hợp hàm COUNTIF và IF cùng nhiều ví dụ và lưu ý chi tiết. Chúc bạn thực hiện thành công!