Tạm đình chỉ cô giáo bị tố kéo lê học sinh lớp 3

Ngày 27/12, chị N.N.L đưa thông tin lên mạng xã hội về việc con là học sinh lớp 3, bị giáo viên bộ môn GDTC, Trường tiểu học La Khê (Hà Đông, Hà Nội) “tác động vật lý” vào cơ thể.

Theo đơn của chị L. gửi nhà trường, ngày 24/12 vừa qua, trong giờ học thể dục, con (học sinh lớp 3) bị cô giáo đánh vào mặt, cổ, lưng, tay. Sau khi học sinh đi học về kể với gia đình về sự việc. Gia đình đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng nhà trường để làm rõ sự việc, đồng thời bày tỏ mong muốn được trích xuất camera tại khu vực xảy ra sự việc để gia đình nắm được thông tin.

Thông tin trên báo Tiền Phong tối cùng ngày, Ban giám hiệu Trường tiểu học La Khê đã có thông tin về sự việc xảy ra. Cụ thể, ngày 24/12, trong tiết kiểm tra cuối học kì 1 môn GDTC tiết thứ 2 của lớp 3A7, tại nhà đa năng do cô giáo Đ.H.M giảng dạy, trong lớp có một số học sinh, trong đó có học sinh Đ.K liên tục đùa nghịch không tập trung. Cô giáo nhắc nhở nhiều lần nhưng một số con vẫn tiếp tục làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra nội dung thực hành môn GDTC của các bạn trong lớp.

“Do lo lắng đến tiến độ kiểm tra của lớp, cô giáo M. đã kéo học sinh D.K ra khỏi nhà đa năng để giao cho cô giáo chủ nhiệm lớp 3A7 quản lý, không làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra của các học sinh khác. Trong quá trình đó, học sinh D.K không nghe và có phản kháng lại dữ dội nên cô giáo đã để học sinh ngoài cửa phòng nhà đa năng và quay trở lại nhà đa năng tiếp tục kiểm tra các học sinh còn lại”, Trường tiểu học La Khê thông tin.

Tìm hiểu thêm:  Chung kết Cuộc thi VSAR: Nền tảng xây dựng thế hệ công dân số tương lai

Kết thúc giờ học, cô giáo M. cho học sinh về lớp và báo với giáo viên chủ nhiệm về sự việc. Ngày 25/12, phụ huynh của học sinh D.K đã phản ánh đến giáo viên chủ nhiệm lớp 3A7. Cô giáo M. đã chủ động gọi điện xin lỗi phụ huynh vì cách xử lý chưa phù hợp trong tiết GDTC của lớp 3A7.

Tạm đình chỉ cô giáo bị tố kéo lê học sinh lớp 3- Ảnh 1.
Trường tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội – nơi xảy ra sự việc cô giáo bị tố “tác động vật lý”, kéo học sinh trên sàn. Ảnh: Báo Lao Động.

Khi gia đình học sinh tiếp tục phản ánh sự việc đến Ban Giám hiệu nhà trường. Ngay lập tức, Ban giám hiệu đã trao đổi với phụ huynh, đồng thời gặp học sinh để hỏi thăm, kiểm tra tình hình sức khỏe của con. Nhà trường đã tiếp nhận thông tin, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và gửi lời xin lỗi gia đình về sự việc này.

Sau khi nắm bắt thông tin, Trường tiểu học La Khê đã mời phụ huynh, mời đại diện cơ quan Công an, Phòng GD&ĐT cùng làm việc để công khai trích xuất camera trong tiết kiểm tra cuối học kì I môn GDTC lớp 3A7 tại phòng học đa năng.

“Thời gian cô giáo kéo con ra khỏi cửa nhà đa năng 9h5. Thời gian cô quay trở lại nhà đa năng tiếp tục giờ kiểm tra: 9h6. Trong suốt quá trình quan sát camera, cả tiết học tại nhà đa năng không có hình ảnh nào cô M. đánh học sinh như thông tin phản ánh trên mạng xã hội. Do hành lang phòng đa năng không có camera nên không có hình ảnh của sự việc ngoài hành lang nhà đa năng”, báo cáo của trường này nêu.

Tìm hiểu thêm:  Trang bị kiến thức số cho học sinh ngay từ bậc THPT

Trường tiểu học La Khê cũng thông tin thêm, thời điểm hiện tại, nhà trường tạm đình chỉ công tác của cô giáo M. trong thời gian 1 tuần để xác minh.

Phía nhà trường hiện vẫn tiếp tục phối hợp với Phòng GD&ĐT và Công an quận Hà Đông để xác minh sự việc, đồng thời tiếp tục làm việc với phụ huynh học sinh để có kết luận chính xác về sự việc nêu trên và sẽ xử lý giáo viên theo đúng quy định.

Hiện tại, học sinh K. sức khỏe ổn định, vẫn lên lớp bình thường.

Thông tin trên Sức khỏe & Cuộc sống, Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Quy tắc ứng xử trong trường mầm non, giáo dục phổ thông, ứng xử của giáo viên với người học như sau: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Trúc Chi (t/h)

Tìm hiểu thêm:  Giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua môn Tin học
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x