Những thông tin về báo cáo tài chính cần “khắc cốt ghi tâm”

Thuật ngữ báo cáo tài chính đã vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, đối với những bạn mới học về kế toán vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm này. Và để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về báo cáo tài chính

Định nghĩa

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Có thể hiểu, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp dành cho những đơn vị quan tâm như: chủ doanh nghiệp đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…

Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Đối với các công ty, tổng công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp. Hoặc là báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản và tài chính

Còn với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài báo cáo tài chính năm còn phải lập báo cáo giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. 

Riêng với tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc, còn phải lập báo cáo tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp (báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008). Từ năm 2008, các công ty mẹ cũng như tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất cuối niên độ kế toán và báo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn 3 cách viết độ C trong Excel cho mọi phiên bản cực đơn giản

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước quy định, đối với báo cáo quý chậm nhất là sau 20 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là 30 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

Còn đối với các tổng công ty, báo cáo quý thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc tài chính. Với những đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn mà đơn vị cấp trên quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Còn đối với các doanh nghiệp còn lại, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp sẽ khác nhau

Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A – Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.

Học thực tế kế toán nhà hàng từ A – Z

Lê Thị Ninh Vân

Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA

Nguyễn Hoàng

Một bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

Theo quy định 48/2006/QĐ-BTC, tại phần thứ 3, Mục 1, Điểm 3 – hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy định rõ ràng như sau:

Đối với báo cáo tài chính quy định cho những công ty nhỏ và vừa gồm:

– Bản báo cáo bắt buộc

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính

– Báo cáo tài chính gửi cho thuế quan

– Bảng cân đối tài khoản

– Bản báo cáo không yêu cầu mà khuyến khích lập

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ số B03-DNN

– Bảng báo cáo tài chính chi tiết khác

– Bảng báo cáo tài chính quy định cho các cộng tác xã

– Bảng cân đối tài sản

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính

ke-toan-tong-hop

>> Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với công ty quản lý doanh nghiệp, mà còn đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Cụ thể, nó được thể hiện trong các vấn đề sau:

– Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng. Đây cũng là căn cứ quan trọng nhằm đề ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm:  Cách vẽ sơ đồ hình cây trong powerpoint nhanh chóng, cực đẹp

– Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng

Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng giúp xây dựng kế hoạch kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Đây là những căn cứ khoa học nhằm đề ra hệ thống các biện pháp xác thực để tăng cường quản lý doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo tài chính còn cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những thông tin mà UNICA đã chia sẻ ở bài viết trên, chắc hẳn đã giúp các học viên hiểu rõ khái niệm báo cáo tài chính là gì? Một bộ báo cáo tài chính gồm những gì? Và ý nghĩa của báo cáo tài chính rồi đúng không nào? Đặc biệt, bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về cách lập báo cáo tài chính, kiểm tra và rà soát số liệu trước kỳ kiểm toán một cách chính xác với khóa học kế toán online Thành thạo kế toán tổng hợp trên Excel sau 30 ngày.

>> Các bước lập báo cáo tài chính “chuẩn không cần chỉnh”

>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất