Ngồi nhiều, nam thanh niên mắc hội chứng cơ hình lê

Làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, nam thanh niên lo lắng sau khi xuất hiện triệu chứng đau mông phải khoảng 2 tháng nay. Tại cơ sở y tế anh được chẩn đoán mắc hội chứng cơ hình lê – một bệnh lý ít gặp ở cơ xương khớp.

Ngồi nhiều, nam thanh niên mắc hội chứng cơ hình lê - Ảnh 1.
Ngồi nhiều khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp – Ảnh minh họa

Mắc hội chứng cơ hình lê do ngồi nhiều

Khoảng 2 tháng nay, N.V.T. (25 tuổi, ở Hà Nội) xuất hiện đau mông bên phải, đau tăng khi ngồi lâu, khi ấn nắn. Cột sống thắt lưng đau mỏi nhẹ kiểu cơ học, tê bì bàn chân phải khi ngồi nhiều.

Lo lắng trước dấu hiệu đau bất thường và những ảnh hưởng tới chất lượng sống, làm việc, anh T. đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Anh T. cho biết làm công việc văn phòng nên ngồi nhiều, bản thân không có tiền sử chấn thương xương khớp nào, nhưng tháng 4 vừa qua có đi khám thì phát hiện thoát vị đĩa đệm L5/S1.

Qua thăm khám, bác sĩ Lê Thị Dương – chuyên khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – chẩn đoán sơ bộ anh T. bị đau mông nằm trong hội chứng mông sâu.

Sau khi thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và đánh giá thêm cơ hình lê. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng cơ hình lê – phì đại cơ hình lê phải và thoát vị đĩa đệm L5/S1.

Tìm hiểu thêm:  Hạnh phúc sau 7 năm hiếm muộn: Cô giáo tiểu học làm mẹ 3 công chúa nhỏ

Anh T. được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, hướng dẫn tập vận động (các bài tập giãn cơ) và dùng thuốc điều trị ngoại trú theo đơn của bác sĩ.

Hội chứng cơ hình lê là gì?

Theo BS Dương, cơ hình lê (hay còn gọi là cơ quả lê) là cơ dẹt có hình quả lê hoặc hình tháp, được xếp vào nhóm cơ mông. Lớp cơ này nằm sâu bên trong cơ mông lớn và ngay cạnh bờ trên khớp háng.

Cơ quả lê có chức năng rất quan trọng như hỗ trợ cho việc nâng chân, xoay hông, xoay chân, bàn chân ra ngoài, cơ hình lê chạy theo đường chéo vắt ngang qua dây thần kinh tọa.

Ngồi nhiều, nam thanh niên mắc hội chứng cơ hình lê - Ảnh 2.

Những cách giảm đau cơ xương khớp hiệu quảĐỌC NGAY

Hội chứng cơ quả lê xảy ra khi cơ này bị sưng và co thắt. Đây là căn bệnh khá hiếm gặp. Nhiều người cho rằng hội chứng cơ quả lê chính là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.

Tuy nhiên theo BS Dương, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp bao gồm:

Liên quan cột sống: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, hẹp lỗ liên hợp (thoái hóa khớp liên mấu, dày dây chằng), khối u cột sống, khối áp xe cột sống.

Ngoài cột sống: Hội chứng cơ hình lê, Herpes Zoster, chấn thương gây tổn thương (gãy xương chậu, trật khớp háng ra sau, gãy xương đùi), khối máu tụ cơ nhị đầu đùi.

Tìm hiểu thêm:  Người phụ nữ trị ung thư tử vong ở Thủ Đức: Trên người có 3 vết mổ ở cổ, lưng và đùi

Nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê do các nguyên nhân như chấn thương vùng khớp háng, vùng mông, bị va đập mạnh, vấp ngã, chấn thương do tai nạn giao thông; ngồi lâu, thường gặp ở nhân viên văn phòng, tài xế, vận động viên xe đạp; vận động viên tập vật nặng quá mức: cử tạ; bất thường giải phẫu: cơ hình lê tách đôi.

Khi xuất hiện các dấu hiệu như vùng mông lan xuống chân, đau tăng khi cử động khớp háng, khi ngồi lâu; ấn đau vùng khuyết hông, đau khi gập, khép, xoay khớp háng cần đến cơ sở y tế kiểm tra. Đặc biệt, với những người làm văn phòng nên đi thăm khám để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý cơ xương khớp khác như thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm.

Tùy tình trạng và mức độ của bệnh lý, bác sĩ tư vấn thực hiện một hoặc phối hợp các hình thức điều trị như điều trị nội khoa: hạn chế các vận động gây đau; vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc.

Nếu áp dụng những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng chèn ép.

Phòng bệnh thế nào?

Để phòng tránh bệnh, các bác sĩ khuyến cáo nên sinh hoạt, lao động đúng tư thế. Trước khi tập thể dục, chơi thể thao, cần khởi động kỹ càng.

Tìm hiểu thêm:  Truy tìm chủ nha khoa mở 'chui' lấy tiền khách hàng rồi đóng cửa

Không nên tập luyện quá sức và quá đột ngột. Nên nâng cao cường độ tập dần dần để cơ thể dễ dàng thích nghi và phòng tránh gây ra chấn thương trong quá trình tập luyện.

Nếu xảy ra cơn đau trong quá trình tập luyện, cần nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Đối với những trường hợp bị bệnh, cần thường xuyên tập vật lý trị liệu để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x