Nghề lạ thời 4.0: Hái lá tre…kiếm tiền tỷ mỗi năm, tưởng mới nhưng đã có hàng chục năm

Không phải loại lá tre nào cũng bán được

Bình minh vừa ló rạng, chị Bạch Thị Phi (50 tuổi) đã nhanh chóng cột gọn mái tóc dài, nổ máy chiếc xe cà tàng. Ngồi sau là anh Đặng Văn Dương, chồng chị. Hai vợ chồng lầm lũi chạy xe gần chục cây số, con đường đất ngoằn ngoèo dẫn họ đến khu rừng bương quen thuộc. Hơn 30 năm nay, ngày nào cũng vậy, họ lại vào rừng hái lá tre.

Công việc tuy vất vả nhưng đã nuôi sống gia đình họ qua bao năm tháng. Những cây tre thấp, chị Phi chỉ cần đưa tay là có thể hái được những chiếc lá xanh mướt. Với những cây cao, anh Dương dùng cây sào dài có buộc lưỡi liềm ở đầu để cắt lá. Càng đi sâu vào rừng, cây cối càng rậm rạp, lá tre ken dày đặc. Để tránh bị lá cứa vào mặt, hai vợ chồng phải đeo găng tay, mặc áo trùm kín mít từ đầu đến chân.

Chị Phi vào hái trèo lên đá núi hái lá ở rìa rừng, trước khi tiến sâu vào thung. Ảnh: VnExpress

Chị Phi vào hái trèo lên đá núi hái lá ở rìa rừng, trước khi tiến sâu vào thung. Ảnh: VnExpress

“Hái lá tre cũng lắm công phu lắm chứ không phải lá nào cũng bán được đâu”, chị Phi vừa thoăn thoắt hái lá vừa giải thích. “Lá dùng để gói bánh nên phải chọn lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già, không bị cháy xém, bản lá càng to, màu càng xanh thì giá càng cao”, VnExpress dẫn lời chị Phi nói.

Hái xong, hai vợ chồng xếp lá thành từng bó gọn gàng rồi cho vào bao tải. Trong khu rừng bương rộng lớn, hơn chục người dân khác của thôn Đồng Chiêm cũng đang cần mẫn với công việc hái lá. Mọi người đều mang theo cơm nắm, xôi và nước uống để ăn trưa và ăn sáng ngay tại rừng, bởi họ sẽ phải làm việc xuyên suốt từ sáng đến chiều.

Tìm hiểu thêm:  Chàng trai trẻ bị đột quỵ vì thói quen nhiều người mắc phải

“Hai héc ta đất rừng bương (tre) này là của ông bà tôi để lại”, chị Phi chia sẻ. “Trước đây, gia đình tôi trồng sắn, trồng khoai trên này, nhưng từ khi lá tre bán được giá, chúng tôi chuyển sang trồng tre hết”. Chị còn cho biết thêm, cứ đầu năm, sau khi thu hoạch lá xong, chị lại phát quang hết một lượt để cây tre đâm nhánh mới, năm sau lá sẽ to và nhiều hơn. Những gia đình không có đất rừng thì phải vất vả đi khắp nơi để tìm lá tre.

Khi hai bao tải đã đầy ắp lá tre, vợ chồng chị Phi lại cõng lên lưng, men theo con đường mòn nhỏ hẹp xuống núi. Con đường gập ghềnh, nhiều đá lởm chởm khiến bước chân họ thêm nặng nhọc, những ngón chân co quắp bám chặt vào mặt đất. Dù đang là mùa đông nhưng mồ hôi nhễ nhại khiến quần áo hai vợ chồng ướt sũng như vừa ngâm nước.

Lá tre sai khi thu hoạch sẽ được phân loại. Ảnh: Dân trí

Lá tre sai khi thu hoạch sẽ được phân loại. Ảnh: Dân trí

Lá tre hái về được đem nhúng nước cho tươi, sau đó bán cho đại lý với giá 12.000 – 14.000 đồng/kg tùy loại. Hôm nay, hai vợ chồng chị Phi hái được 60kg lá tươi, thu về hơn 800.000 đồng.

“Nghề này tuy vất vả nhưng không mất vốn liếng gì, thu nhập lại cao gấp chục lần trồng lúa”, chị Phi cười nói. “Vào chính vụ, từ tháng 6 đến tháng 8, có ngày vợ chồng tôi kiếm được hơn một triệu đồng đấy”.

Tưởng nghề lạ nhưng đã tồn tại hàng chục năm

Nghề hái lá tre ở An Phú bắt đầu từ những năm 1990, khi đó người dân nơi đây vẫn còn sống trong cảnh nghèo khó. Năm 1992, bà Đinh Thị Dinh (58 tuổi, người làng Đồng Chiêm) nhận thấy hái lá tre mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với việc lên rừng đốn củi bán nên quyết định theo đuổi nghề này.

Tìm hiểu thêm:  Nguy hiểm xe tải vượt đèn đỏ, phóng nhanh qua ngã tư

“Trước đây, người làng tôi chủ yếu kiếm sống bằng việc vào rừng đốn củi rồi gánh ra chợ bán. Năm 1990, có một số người Đài Loan (Trung Quốc) sang Việt Nam làm việc, họ ‘mách nước’ cho người dân trong làng biết lá tre có giá trị kinh tế cao”, bà Dinh nhớ lại.

Thời điểm chính vụ, xưởng của bà Dinh có khoảng 10 công nhân làm việc. Ảnh: Dân trí

Thời điểm chính vụ, xưởng của bà Dinh có khoảng 10 công nhân làm việc. Ảnh: Dân trí

Ban đầu, bà Dinh chỉ thu mua lá tre khô đã sấy sẵn rồi bán lại cho các tiểu thương Đài Loan. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm bảo quản nên lá tre thường bị hỏng, khiến bà thua lỗ.

“Hồi đó, không phải nhà nào cũng biết cách sấy lá tre khô. Nhiều lần tôi mua lá về, chẳng mấy chốc lá bị mốc, hỏng hết, tiền mất tật mang”, bà Dinh kể. Sau những lần thất bại đó, bà quyết định chuyển sang thu mua lá tươi về tự sấy.

Theo kinh nghiệm của bà Dinh, thời gian bận rộn nhất của nghề làm lá tre là từ tháng 5 đến tháng 11. Vào mùa mưa, những cành tre non đua nhau đâm chồi nảy lộc, cành lá xum xuê, có những chiếc lá to gần bằng hai bàn tay người lớn xòe ra. Lúc này, lá tre có màu xanh đậm, đạt chất lượng tốt nhất.

Bà Dinh cho biết, lá tre thu mua phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe: lá phải to, không bị rách, không úa vàng, chiều dài khoảng 38-40cm, rộng từ 8cm trở lên. Bà thu mua lá tre không giới hạn số lượng, ai mang đến bao nhiêu bà cũng mua hết.

Tìm hiểu thêm:  Vết trượt dài sau trúng số: Trúng 42 tờ vé số, cửu vạn đổi đời rồi "nợ như chúa chổm"

Trung bình mỗi vụ, cơ sở của bà Dinh xuất bán khoảng 70 – 100 tấn lá tre, doanh thu mỗi năm ước tính lên đến vài tỷ đồng. Ở Đồng Chiêm, ngoài gia đình bà Dinh, hiện nay có thêm một hộ nữa cũng mở đại lý thu mua lá tre.

Lá tre tươi được nẹp trước khi cho vào lò sấy khô để giữ hình dạng phẳng. Ảnh: VnExpress

Lá tre tươi được nẹp trước khi cho vào lò sấy khô để giữ hình dạng phẳng. Ảnh: VnExpress

Vào mùa thu hoạch, xưởng của bà Dinh có khoảng 10 công nhân làm việc, với mức thu nhập từ 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Tuy buôn bán có lãi, nhưng bà Dinh vẫn tỏ ra lo lắng vì trong làng còn rất ít người đi hái lá tre. Bà tiếc nuối vì đây là mặt hàng không bao giờ lo “ế”.

“Bây giờ, lá tre có bao nhiêu thương lái nước ngoài cũng mua hết, nhưng chẳng còn mấy người làm nghề hái lá nữa. Nếu có nhiều lá để thu hoạch thì người hái lá tuy không giàu có nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống. Nhưng mà diện tích trồng tre ngày càng thu hẹp, công việc hái lá tre lại rất vất vả, phải trèo đèo, lội suối nên nhiều người đã bỏ nghề”, bà Dinh chia sẻ.

Hiện nay, mỗi ngày bà Dinh chỉ thu mua được vài chục kg lá tre từ những người trong làng. Để đáp ứng nhu cầu của thương lái, bà phải lặn lội hàng trăm km đến các tỉnh lân cận để thu mua thêm.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x