Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) là gì? Quy trình kiểm toán tài chính như thế nào? Là một trong những thắc mắc của những ai có nhu cầu “bước chân” vào lĩnh vực kiểm toán. Nếu bạn cũng đang thắc mắc những vấn đề trên thì không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về kiểm toán BCTC
Khái niệm
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin, bằng chứng kiểm toán. Để kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, cũng như việc báo cáo tài chính có được trình bày phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không. Đây chính là thước đo để đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính có phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán hay không.
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán thu thập các thông tin
Đối tượng
Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
– Bảng cân đối tài khoản.
– Báo cáo tình hình tài chính.
– Bảng cân đối kế toán.
– Kết quả hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp).
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp một cách tổng quát, chi tiết. Đồng thời, các đối tượng của kiểm toán BCTC còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn… cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách lập BCTC, ghi sổ, lưu trữ chứng từ và chuẩn bị cho các cuộc kiểm toán một cách tốt nhất với khóa học kế toán Thành thạo kế toán tổng hợp sau 30 ngày.
>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất
Mục đích kiểm toán là gì?
Các đơn vị cần có được những thông tin tài chính một cách chính xác và kịp thời để đưa ra được các quyết định kinh tế của mình, nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý của các đơn vị, các nhà đầu tư, các nhà quản lý… Những thông tin này cần được đảm bảo ở một mức độ tin cậy cao, đảm bảo tính trung thực và khách quan.
Mục đích của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là đưa ra những ý kiến nhận xét độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực và khách quan của báo cáo tài chính mà đơn vị được kiểm toán.
Mục đích của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là để đưa ra những ý kiến nhận xét
Cuộc kiểm toán này cũng bao gồm việc đưa ra các ý kiến nhận xét về công tác tài chính kế toán, để giúp đơn vị hoàn thiện tốt công tác kế toán và quản lý tài chính. Đồng thời, cung cấp được những thông tin tin cậy, đáp ứng yêu cầu quản lý của các đơn vị một cách kịp thời.
Cuộc kiểm toán phải tuân thủ đúng theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam, các quy định hiện hành về tài chính, kế toán và kiểm toán của Nhà nước Việt Nam, cùng các quy định có liên quan khác.
Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A – Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.
Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Hoàng
Học thực tế kế toán nhà hàng từ A – Z
Lê Thị Ninh Vân
Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA
Nguyễn Hoàng
2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó, mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải chi tiết, đầy đủ để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong bước này, sẽ bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung.
Kiểm toán viên cần thu thập những thông tin cụ thể về khách hàng, cũng như tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, cùng các việc làm liên quan. Ngoài ra, khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.
Bên cạnh đó, kế toán viên và công ty kiểm toán phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.
Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính. Đây chính là giai đoạn các kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
Kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể
Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó, đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.
Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán
Đây là lúc kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Kiểm toán viên phải tiến hành các công cụ cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị… để đưa ra được những ý kiến chính xác nhất.
Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ tổng hợp kết quả, lập nên báo báo kiểm toán và phải có trách nhiệm giải quyết các sự việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra 1 trong 2 ý kiến sau:
– Ý kiến chấp nhận toàn phần.
– Ý kiến không chấp nhận toàn phần.
Với những thông tin quan trọng mà UNICA đã khái quát cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính, hy vọng rằng, bạn có thể bổ sung thêm những kiến thức chuẩn xác trong quá trình tiếp cận lĩnh vực kiểm toán của mình.
>> Hé lộ ít ai biết về phân tích báo cáo tài chính
>> Tất tần tật thông tin về báo cáo tài chính hợp nhất