Kế toán bán hàng đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, vì không một doanh nghiệp kinh doanh nào là không xuất hiện các hoạt động mua bán hàng hóa cả. Vị trí này cần có những ghi chép cũng như tính toán chính xác, tỉ mỉ thông qua nghiệp vụ của mình. Bài viết sau đây sẽ mô tả chi tiết cách định khoản kế toán bán hàng cho các bạn kế toán bán hàng nhé!
ảnh minh họa
Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng(Sales Accountant) có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp, bao gồm việc ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp, ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, xử lý hóa đơn chứng từ, lập báo cáo bán hàng và các hoạt động có liên quan khác.
Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A – Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.
Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Hoàng
Học thực tế kế toán nhà hàng từ A – Z
Lê Thị Ninh Vân
Thành thạo kế toán thực tế và lập BCTC trên phần mềm MISA
Nguyễn Hoàng
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế bán hàng
– Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
- Có TK 111, 112, 331,142, 335, …
– Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
- Nợ TK 642- chi phí quản lý DN.
- Có TK 111, 112, 142, 334, 338, 331….
– Khi xuất kho hàng hóa đem đi gửi bán theo phương pháp gửi bán, kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán
- Có TK 156- Hàng hóa.
– Khi hàng gửi đi bán đã được bạn, kế toán thực hiện 2 bút toán:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511- Doanh thu bán hàng.
- Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
- Có TK 157- Hàng gửi đi bán.
– Khi xuất hàng hóa theo phương pháp bán hàng trực tiếp, kế toán ghi:
- Nợ TK 111, 112, 131
- Có TK 511- doanh thu bán hàng hóa.
- Có TK 333- thuế và các khoản phải nộp NN.
- Nợ TK 632- Giá vốn hàng hóa.
- Có TK 156- hàng hóa.
– Khi chấp nhận chiết khấu thanh toán cho KH khi KH thanh toán tiền hàng đúng hạn, kế toán ghi:
- Nợ TK 111, 112
- Có TK 131- phải thu KH.
– Với trường hợp bắt buộc phải giảm giá hàng bán cho KH do KH kiểm tra hàng sai quy cách, kém phẩm chất hoặc lỗi gì đó, lúc này kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán
- Có TK 131- phải thu KH.
– Trường hợp, hàng đã bán trước đây nhưng bị trả lại vì 1 số lý do, khi nhập kho, kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 531- hàng bán bị trả lại
- Có TK 131- Phải thu KH
- Nợ TK 156- hàng hóa
- Có TK 632- giá vốn hàng bán.
– Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho phần hàng hóa đã bán trong kỳ, kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 632- giá vốn hàng bán.
- Có TK 156- hàng hóa (phần chi phí thu mua hàng hóa)
– Kết chuyển chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ, kế toán hạch toán:
- Nợ TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 521, 532, 531
– Kết chuyển doanh thu thuần, kế toán ghi:
- Nợ TK 511- doanh thu bán hàng.
- Có TK 911- xác đinh kết quả kinh doanh.
– Kết chuyển giá vốn hàng bán,
- Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 632- giá vốn hàng bán.
– Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ:
- Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 641, 642
– Nếu Doanh thu thuần > các chi phí được trừ thì kết chuyển lãi, kế toán ghi sổ:
- Nợ TK 911- xác định kết quả hoạt động
- Có TK 421- lợi nhuận chưa phân phối.
– Nếu DT thuần
- Nợ TK 421- lợi nhuận chưa phân phối.
- Có TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Trên đây là các hướng dẫn định khoản chi tiết cho kế toán bán hàng, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn có thể nắm chắc hơn kiến thức nghiệp vụ của mình.
>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết
>> Chi tiết cách tính thuế xuất nhập khẩu