Theo quy định của Luật thuế hiện hành, các doanh nghiệp được tự mình kê khai thu nhập doanh nghiệp và tự nộp thuế. Tuy nhiên, nếu tính sai, chậm nộp số thuế bị tính sai sẽ bị tính thêm 0,03% mức thuế tính sai và nộp thêm 2%.
Vậy công việc của kế toán sẽ như thế nào? Và cách hạch toán tiền chậm nộp thuế ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn học kế toán trong nghiệp vụ của mình!
Hạch toán tiền chậm nộp thuế
Nguyên nhân phạt chậm nộp thuế
Theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019, các trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế đó là:
– Khi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định của các cơ quan thuế
– Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm gia tăng số tiền thuế phải nộp hoặc kiểm tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
– Khai bổ sung hồ sơ khai thuế để làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc khi thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn lại nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được hoàn.
Nguyên nhân phạt chậm nộp thuế
Thời hạn nộp thuế
– Trường hợp người nộp thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sự sai sót.
Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp sẽ bị coi là nộp chậm, phải tính và hạch toán số tiền này.
Công thức tính tiền nộp chậm thuế
Mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Thời gian tính tiền chậm nộp cũng được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định và tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Công thức tính tiền chậm nộp là:
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x 0.03 x Số ngày chậm nộp thuế
Cách tính tiền nộp chậm thuế
Cách hạch toán tiền nộp phạt thuế, truy thu thuế
Doanh nghiệp bị phạt tiền nộp chậm thuế sẽ nhận được văn bản xử phạt trong trường hợp
– DN nhận được thông báo nộp phạt:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
– Nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
– Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 811
Trường hợp giảm lãi của năm trước ta Hạch toán vào TK 4211
Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Hạch toán tiền nộp phạt thuế
Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm
– Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:
Nợ TK 3331, 3334, 3335
Có TK 111, 112
Trong trường hợp kiểm tra thấy sai phạm, Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định thì sẽ điều chỉnh lại số trích vượt mức quy định như sau:
– Điều chỉnh số trích KH TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Lưu ý: Các trường hợp điều chỉnh nêu trên Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán. Cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
Cách hạch toán tiền nộp phạt thuế
Đăng ký khoá học kế toán online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về kế toán. Đồng thời, hiểu được đúng quy trình vận hành kế toán thực tế, biết làm sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách hiệu quả và chính xác.
Kế toán sản xuất và tính giá sản phẩm
Phan Đắc Hoan
Thành thạo sổ sách kế toán và báo cáo tài chính trên Excel
Hoàng Giang Nam
Kế toán cho người mới bắt đầu
PHẠM THỊ TUYẾT
Trường hợp giảm lãi của năm nay Hạch toán vào TK 811
Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Hạch toán tiền Thuế GTGT truy thu:
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Hạch toán tiền Thuế TNDN truy thu:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
– Khi nộp tiền thuế: Nợ 3331, 3334
Có 111,112
– Khi nhận quyết định xử lý:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112.
Các trường hợp điều chỉnh bên trên đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước. Cuối năm tài chính khi quyết toán thuế TNDN DN tự loại phần chi phí không được tính vào phần chi phí hợp lý được khấu trừ thuế TNDN trên tờ khai quyết toán theo quy định của luật thuế TNDN.
Hạch toán thuế phải truy thu thêm
Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào trong tài khoản 811 – vì đây là khoản chi của doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản chi phí này sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi tiến hành xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.
– DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm và kế toán hạch toán:
Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm
Có TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.
– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm trong Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3339: Trị giá tiền phạt khi tuến hành nộp thuế chậm
Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi bị nộp thuế chậm
– Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:
Nợ TK 911
Có TK 811
Lưu ý:
– Đối với số liệu sổ sách, tờ khai quyết toán thuế, BCTC của các năm bị sai sót truy thu:
– Quyết toán thuế TNDN chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
– Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Các doanh nghiệp cần làm theo đúng quy định cũng như thời gian nộp thuế được quy định theo luật thuế hiện hành để tránh bị phạt đáng tiếc.
Hạch toán tiền phạt
Hạch toán tiền chậm nộp BHXH
Khi nhận được thông báo của BHXH hạch toán như sau:
Nợ TK 811
Có TK 3388
Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH sẽ được hạch toán cụ thể:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
Tiền lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội không được tính chi phí được trừ khi tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào khoản 2.36 – Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Do vậy khoản tiền lãi do chậm nộp bảo hiểm xã hội sẽ không được tính là khoản chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp vẫn sé hạch toán kế toán tiền lãi chậm nộp và kết chuyển lợi nhuận kế toán. Trên tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp, số tiền lãi chậm nộp BHXH sẽ được điền vào chỉ tiêu B4 để loại phần chi phí không hợp lý.
Hạch toán tiền chậm nộp
Một số câu hỏi liên quan đến tiền nộp chậm thuế
Cách hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và vi phạm hành chính thế nào?
– Các khoản tiền phạt về vi phạm gồm: vi phạm luật giao thông và chế độ kinh doanh hoặc các chế độ thống kê, vi phạm pháp luật về thuế gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật của Luật quản lý thuế cùng các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
– Khoản tiền phạt chậm nộp thuế cùng vi phạm hành chính sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN. Thường cuối năm khi tính thuế TNDN sẽ được loại ra.
Để tránh phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế cần lưu ý điều gì?
– Điều quan trọng cần chú ý chính là phải nộp đúng thời gian quy định của các loại giấy tờ khai và khoản thuế cụ thể phải nộp.
Nộp chậm thuế
Điều kiện để các doanh nghiệp hạch toán chi phí là gì?
Mỗi doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu như đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ giấy tờ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần nhưng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đã gồm thuế GTGT và khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tổng hợp
Trên đây là chi tiết cách hạch toán tiền nộp chậm thuế. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn về nghiệp vụ của mình. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Thuế và luật Thuế tại khóa học Kế toán thuế của doanh nghiệp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>> Chi tiết cách tính thuế xuất nhập khẩu
>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết