Cách xác định nguyên giá tài sản cố định nhanh chóng, đúng chuẩn

Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định thế nào là điều mà được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết này của Unica nhé.

Tổng quan về Tài sản cố định hữu hình

Khái niệm TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định hữu hình: được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải…

nguyen-gia-tai-san-co-dinh-huu-hinh

TSCĐ hữu hình

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Đây là toàn bộ phần chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm tài sản đó ở trong trạng thái sẵn sàng được sử dụng.

Ví dụ: Công ty GSOFT đầu tư mua sắm tài sản với 1 chiếc máy photocopy với giá 50.000.000 đồng, với giá trị của máy trên 50.000.000 đồng thì đạt đủ điều kiện của TSCĐ cho nên máy sẽ được kế toán tính nguyên giá sau khi máy được sử dụng trong doanh nghiệp.

Cách nhận biết của tài sản cố định hữu hình

– Nếu một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành sẽ có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng cho từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Tìm hiểu thêm:  [Video] Cách kết hợp hàm INDEX và hàm COUNTIF trong Google Sheet

– Nếu con súc vật vừa làm việc vừa cho sản phẩm hoặc chỉ làm việc hay chỉ cho sản phẩm, thì từng con súc vật cũng thoả mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

– Vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là TSCĐ hữu hình.

Những khoản chi phí không thoả mãn được các tiêu chuẩn về TSCĐ hữu hình và vô hình thì sẽ được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào khoản chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp.

nhan-biet-tai-san-co-dinh-huu-hinh

Nhận biết tài sản cố định hữu hình

Tại sao phải xác định nguyên giá tài sản cố định?

Các TSCĐ có giá trị lớn gồm nhà cửa, máy móc,… sẽ được ghi nhận giá trị khấu hao thường xuyên trong suốt “vòng đời sử dụng” của loại tài sản. Xác định nguyên giá TSCĐ sẽ giúp ngăn cản việc “phóng đại” giá trị của tài sản và ghi nhận tài sản cố định giúp việc tính toán chính xác giá trị còn lại qua các năm.

Trong bảng cân đối kế toán, khấu hao tài sản được tích lũy qua các năm và được ghi nhận dưới dạng nguyên giá của tài sản, việc trừ đi phần khấu hao lũy kế ra khỏi phần nguyên giá tài sản sẽ giúp bạn kiểm soát được “giá trị thực” của tài sản, nhờ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho doanh nghiệp.

Nguyên giá tài sản cố định chỉ có thể thay đổi khi được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm hoặc tháo dỡ các bộ phận của tài sản cố định mà những bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn nhất định. Đồng thời nguyên giá của tài sản cố định còn thay đổi trong trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ.

tai-sao-can-xac-dinh-nguyen-gia-tai-san-co-dinh

Tại sao cần xác định nguyên giá tài sản cố định?

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Để quản lý được phần tài sản cố định một cách hiệu quả, tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí vận hành cho doanh nghiệp thì bạn cần phải biết được giá trị còn lại của loại tài sản cố định qua các năm đã sử dụng. Cụ thể cách tính nguyên giá tài sản cố định sẽ được tổng hợp trong khóa học nguyên lý kế toán online của Unica.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách tạo combobox trong Excel chi tiết, đơn giản nhất

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ + Số hao mòn của TSCĐ

Việc tính toán nguyên giá TSCĐ chính xác ngay từ đầu để có thể tính được phần giá trị còn lại của TSCĐ, kiểm soát được độ hao mòn của TSCĐ qua các năm sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá tài sản cố định theo hình thức mua sắm (bao gồm cả việc mua cũ) được xác định qua công thức:

Nguyên giá TSCĐ = Giá trị mua hàng thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp

Trong đó:

– Giá trị mua hàng thực tế: Chính là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua tài sản, giá trên hóa đơn đã bao gồm cả VAT.

– Các khoản thuế: Là các loại thuế (không bao gồm khoản thuế được hoàn lại) như: thuế nhập khẩu hoặc thuế bảo vệ môi trường,…

– Các chi phí liên quan trực tiếp: Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đưa TSCĐ vào hoạt động đúng như dự kiến: chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc  bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lệ phí trước bạ và chi phí liên quan trực tiếp khác,…

nguyen-gia-tai-san-co-dinh-mua-sam

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi

Xác định theo giá trị của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi. Giá trị của TSCĐ được xác định sau khi đã cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về, cộng thêm với các khoản thuế và các chi phí liên quan khác để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Hình thức trao đổi TSCĐ này sẽ gồm 2 trường hợp sau: 

– TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình, đây là một cách mua mà giá trị của TSCĐ mua về sẽ bằng với mức giá của TSCĐ được đem đi trao đổi.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách tạo đường chéo trong ô excel chi tiết nhất

– TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự, chính là hình thức mua TSCĐ mà giá trị của TSCĐ thường sẽ cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi.

Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất

Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất = Giá thành thực tế + Các chi phí lắp đặt chạy thử + Chi phí khác

Chi phí khác: Tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu = Giá quyết toán tại công trình xây dựng + Lệ phí trước bạ + Các chi phí liên quan khác

nguyen-gia-tai-san-co-dinh-cho-dau-tu-xay-dung

Nguyên giá tài sản cố định đầu tư xây dựng

Nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp khác

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình còn được xác định theo:

– Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu hoặc tặng, do phát hiện thừa: Đây là đánh giá của Hội đồng giao nhận hoặc của tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.

– Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định như sau:

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến = Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán ở đơn vị điều chuyển + Chi phí liên quan khác

Tài sản cố định nhận góp vốn hoặc nhận lại góp vốn là giá trị do:

+ Các thành viên hoặc cổ đông sáng lập định giá thỏa thuận

+ Doanh nghiệp và người góp vốn đồng thuận

+ Tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Tổng kết

Qua bài viết này bạn đã có thể nắm được cách xác định nguyên giá tài sản cố định một cách chính xác nhất nhất. Nếu bạn mong muốn tìm kiếm giải pháp quản lý tài sản cố định hiệu quả thì đừng bỏ lỡ khóa học kế toán tổng hợp trên Unica nhé