Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? Cách đọc và phân tích chính xác

Mỗi doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính hàng năm, vậy bạn đã biết báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì chưa và cách thiết lập như nào mới chính xác thì cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Báo cáo tài chính được hiểu là loại báo cáo được tổng hợp đầy đủ về tvốn chủ sở hữu, tài sản và nợ phải trả, cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của một công ty. Dựa vào báo cáo tài chính, sẽ cho bạn biết được thực trạng tài chính và khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó nhà đầu tư sẽ có quyết định đầu tư hay không, về phía doanh nghiệp nó sẽ giúp doanh nghiệp định hướng phát triển hơn và có chiến lược tốt hơn để tăng trưởng về mặt doanh số trong tương lai.

Theo khóa học nguyên lý kế toán thì báo cáo tài chính không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn đối với nhà đầu tư, các đối tác và cơ quan nhà nước. 

Có 2 loại báo cáo tài chính đó là: Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp (báo cáo tài chính tổng hợp).

bao-cao-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?

Cấu tạo của báo cáo tài chính 

Một báo cáo tài chính hoàn chỉnh sẽ bao gồm các phần như sau:

– Báo cáo Công ty kiểm toán độc lập

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo của Ban giám đốc trong doanh nghiệp

– Thuyết minh báo cáo tài chính

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

cau-tao-bao-cao-tai-chinh

Cấu tạo báo cáo tài chính 

Ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính

Việc lập báo cáo tài chính sẽ dựa theo chuẩn mực VAS 21 quy định của Bộ tài chính trong việc trình bày báo cáo tài chính, mục đích đó là:

– Thể hiện trật tự cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Đem đến các thông tin về tình hình tài chính, luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp, từ đó cổ đông và nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định kinh tế tốt hơn.

– Đồng thời còn đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan đối với tổ chức. Ví dụ, việc đi vay vốn mở rộng kinh doanh, ngân hàng sẽ yêu cầu phân tích báo cáo tài chính của tổ chức một cách chính xác, sau đó mới quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay vốn và đưa ra hạn mức cho vay cùng thời gian trả lãi phù hợp.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách tạo Form nhập dữ liệu trong Excel cực đơn giản

– Báo cáo tài chính để hỗ trợ quá trình quyết toán thuế của cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp trả thuế thu nhập cùng nhiều loại thuế khác. Việc lập báo cáo giúp quá trình thực hiện  nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước diễn ra trơn tru, minh bạch hơn.

– Báo cáo tài chính cũng giúp xác định các dòng tiền phát sinh, dự đoán luồng tiền ở tương lai, nắm được thời điểm và mức độ chắc chắn tạo ra tiền hoặc các khoản tương đương tiền.

y-nghia-cua-bao-cao-tai-chinh

Ý nghĩa lập báo cáo tài chính

Cách phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn

Để phân tích báo cáo tài chính sẽ bao gồm 3 bước đơn giản là:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính doanh nghiệp

Kiểm tra hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp và chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định hay không?

Kiểm tra được tính pháp lý trong BCTC: Có đủ số lượng báo cáo không? Và có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và báo cáo có được kiểm toán hay chưa?

Bước 2: Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp

– Vốn điều lệ đóng góp cho công ty gồm: Vốn bằng tiền mặt, vốn bằng tài sản.

– Khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án/phương án sản xuất – kinh doanh.

– Nhận định tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính.

Bước 3: Tổng kết tình hình tài chính 

Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thế nào (tốt hay xấu), khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào, có khả năng về vốn để thực hiện dự án hay không?

cach-phan-tich-bao-cao-tai-chinh

Phân tích báo cáo tài chính 

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Để đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên

Các số liệu ghi trong báo cáo tài chính sẽ không có giá trị nếu như kiểm toán viên không chắc chắn về mức độ trung thực của nó. 

Sẽ có 4 mức độ đánh giá của kiểm toán viên để xác định tính trung thực của bản báo cáo tài chính

– Từ chối

– Không chấp nhận

– Ngoại từ

– Chấp nhận hoàn toàn

Mức độ tin cậy của một bản báo cáo tài chính sẽ tăng dần tương ứng theo 4 ý kiến của kiểm toán viên. Nếu ý kiến của kiểm toán viên là Chấp nhận hoàn toàn thì có nghĩa là báo cáo tài chính này có tính trung thực cao và bạn có thể tin tưởng sử dụng nó cho việc phân tích doanh nghiệp để có cơ sở gia tăng quyết định đầu tư cổ phiếu. Nếu trường hợp báo cáo tài chính có nhiều điểm sai hoặc thiếu sót thì kiểm toán viên sẽ đề nghị công ty này điều chỉnh lại. Trường hợp nếu cuối cùng kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối thì bạn không nên tin vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp này.

Tìm hiểu thêm:  Cách sử dụng hàm liệt kê danh sách trong Excel chi tiết, có ví dụ

Bước 2: Đọc Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán chính là bảng số liệu quan trọng mà bạn quan tâm. Nó có ý nghĩa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. 

Bảng cân đối kế toán sẽ gồm có 2 phần: Nguồn vốn và tài sản. 

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

Tài sản được hiểu là những thứ thuộc quyền sở hữu của công ty. Nó có khả năng tạo ra lợi ích về mặt kinh tế cho công ty. Tài sản có 2 loại là: tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. 

– Tài sản dài hạn: Loại tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm. Trong đó khoản mục quan trọng đó là tài sản cố định. Tài sản cố định sẽ bao gồm: tài sản vô hình và tài sản hữu hình.

– Tài sản ngắn hạn: Đây là tài sản có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong thời gian dưới 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm: tài sản tương đương và tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu. 

– Nợ phải trả: Những khoản nằm trong Nguồn vốn. Khả năng phản ánh nguồn hình thành lên tài sản doanh nghiệp. Nợ phải trả thể hiện nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, chủ nợ, nhà cung cấp, người lao động, nhà nước,… Nợ phải trả bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. 

– Vốn chủ sở hữu: Gồm lợi nhuận chưa phân phối, vốn góp chủ sở hữu và các loại quỹ như Quỹ đầu tư phát triển,…

cach-doc-bao-cao-tai-chinh

Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Bước 3: Đọc Bảng cân đối kế toán

– Liệt kê những khoản mục lớn có trong nguồn vốn và tài sản

– Tính toán tỷ trọng của các khoản mục đã liệt kê và xác định sự thay đổi của chúng tại thời điểm báo cáo.

– Ghi chép những khoản mục đang có sự thay đổi lớn hoặc chiếm tỷ trọng lớn về giá trị tại thời điểm báo cáo. Nhờ đó bạn sẽ biết được nguồn chủ yếu hình thành nên tài sản của doanh nghiệp và phần lớn tài sản mà doanh nghiệp đang tập trung ở khoản nào. 

Tìm hiểu thêm:  Cách copy trong Excel không chứa cột, dòng ẩn cho Windows và MacOS

Bước 4: Đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng kết lại chi phí hoạt động và doanh thu trong kỳ (theo quý hoặc theo năm tài chính). 

Công thức chung:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Báo cáo kết quả kinh doanh chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng chính là: hoạt động cốt lõi (hay hoạt động kinh doanh chính) , hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

Hoạt động cốt lõi gồm: Lợi nhuận gộp, doanh thu thuần về bán sản phẩm và giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 

Từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, bạn có thể tính toán được chỉ số biên lợi nhuận gộp theo công thức là: 

Biên lợi nhuận gộp sẽ = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần về bán dịch vụ và sản phẩm

Qua đó bạn sẽ nắm được tỷ suất lợi nhuận thu được từ hoạt động bán dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn là khi chỉ số về biên lợi nhuận gộp được duy trì ổn định với mức cao trong dài hạn.

Hoạt động tài chính gồm có: Chi phí tài chính và doanh thu tài chính. Trong chi phí tài chính chúng ta sẽ cần chú ý tới lỗ chênh lệch tỷ giá (nếu có) và chi phí lãi vay. Đây sẽ là 2 khoản để xác định lợi nhuận thuần, ta có công thức như sau:  

Lợi nhuận thuần = Doanh thu tài chính + Lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng

Các hoạt động khác: Gồm các hoạt động chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh doanh: Chi phí khác, thu nhập khác và lợi nhuận khác. Qua nguồn trên, chúng ta tổng hợp được lợi nhuận trước thuế có công thức là:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác

Lợi nhuận sau thuế là:

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây chính là khoản lợi nhuận thuộc quyền sở hữu của công ty và các cổ đông trong đó. 

Tổng kết

Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh trung thực về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp trong tương lai. Hy vọng rằng các bạn đã nắm được báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? cách đọc và phân tích chính xác nhất. Nếu muốn cải thiện thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học kế toán tổng hợp online của Unica.