Bất kỳ doanh nghiệp nào vào thời điểm cuối kỳ và cuối năm sẽ phải lập báo cáo kết quả kinh doanh để tổng hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Để giúp bạn có thể nắm được và tạo lập chính xác nhất thì cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.
Khái niệm báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn được gọi là báo cáo thu nhập chính là loại báo cáo tài chính của một công ty trong một kỳ kế toán cụ thể. Nó còn được gọi với cái tên là báo cáo lãi và lỗ hoặc báo cáo doanh thu và chi phí. Loại báo cáo này chủ yếu tập trung vào doanh thu và chi phí của công ty trong một kỳ hạn nhất định.
Công thức được sử dụng để tính toán trong báo cáo này đó là:
Thu nhập ròng = (Tổng doanh thu + Lãi) – (Tổng chi phí + Lỗ)
Tổng doanh thu sẽ là toàn bộ các khoản tiền doanh thu có liên quan đến doanh nghiệp. Tổng chi phí gồm các loại chi phí phát sinh từ mọi hoạt động trong công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Báo cáo thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị quyết định xem họ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách gia tăng doanh thu, giảm chi phí hay không. Đây cũng là loại báo cáo giúp họ có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Báo cáo thường xuyên
Báo cáo thu nhập doanh nghiệp sẽ được tạo theo quý hoặc theo tháng. Do đó các nhà quản trị và nhà đầu tư có thể theo dõi chặt chẽ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra cũng cho phép họ tìm ra và khắc phục các vấn đề kinh doanh nhỏ trước khi chúng trở nên lớn hơn. Đây cũng là cơ sở để nhà quản trị có thể điều chỉnh mục tiêu doanh nghiệp cho phù hợp với nguồn lực của tổ chức.
Vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh
Xác định chi phí
Các khoản chi phí trong tương lai hoặc bất kỳ khoản chi tiêu bất ngờ nào mà công ty phải chịu hoặc bất kỳ lĩnh vực nào vượt quá hoặc dưới ngân sách. Các chi phí sẽ bao gồm tiền thuê tòa nhà, tiền lương và các chi phí chung khác. Khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển, nó có thể thấy chi phí của nó tăng vọt. Các khoản chi phí này liên quan đến việc thuê nhân công, mua nguồn cung cấp và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Phân tích về hoạt động quản trị doanh nghiệp
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, các đơn vị ngân hàng hoặc các tổ chức khác có thể cân nhắc các khoản đầu tư, cho vay. Chính vì vậy tầm quan trọng của báo cáo này không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trên con đường phát triển doanh nghiệp. Tất cả đã được tổng hợp chi tiết trong khóa học nguyên lý kế toán online.
Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh
– Nguyên tắc lập: phản ánh được từng loại doanh thu (gồm doanh thu hoạt động kinh doanh và cung cấp các dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí chính là lợi nhuận.
– Khi lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và cấp dưới sẽ không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có 5 cột:
+ Cột số 1: Các chỉ tiêu của bản báo cáo
+ Cột số 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng
+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
+ Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ ở báo cáo năm
+ Cột số 5: Số liệu của năm trước (dùng để so sánh).
Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh
Cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để nắm bắt một cách chính xác về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần lưu ý những điểm sau:
– Thứ nhất: Nắm được kết cấu và định dạng của báo cáo kinh doanh
Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có những báo cáo về hoạt động khác nhau và định dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ có chung một kết cấu và bạn phải nắm được rõ: Kết quả từ các hoạt động tài chính và các kết quả từ hoạt động khác.
– Thứ 2: Hiểu rõ ý nghĩa của các tiêu chí trong báo cáo
Khi bạn đọc báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh bạn phải nắm rõ các nội dung, ý nghĩa của các tiêu chí nằm trong định dạng báo cáo này. Ví dụ lợi nhuận gộp là gì, giá vốn bán hàng là gì và nó bao gồm những chỉ số nào…
– Bước 3: So sánh và đánh giá các chỉ số báo cáo
Bạn phải nắm được chỉ số của báo cáo tháng trước, quý trước hoặc năm trước để so sánh với bản báo cáo năm nay. Qua đó đưa ra đánh giá và có quyết định đúng đắn cho kế hoạch sau này.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Mời các bạn cùng tham khảo các mẫu báo cáo kết quả kinh doanh thông dụng được trình bày dưới đây.
Ví dụ: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200 (Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Báo cáo kết quả kinh doanh
Tổng kết
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được cách làm cơ bản để xây dựng một bản báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra để hiểu rõ hơn thì các bạn cũng có thể tham khảo khóa học kế toán online duy nhất trên Unica.