Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Phương pháp lập báo cáo này phụ thuộc rất lớn đến quy định của thông tư mới nhất được ban hành. Tuy nhiên, không phải nhà kế toán nào cũng nắm được cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200. Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khái quát về báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Định nghĩa
Trước khi nắm được cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200, kế toán cần phải hiểu được báo cáo lưu chuyển là gì. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là văn bản tổng kết tình hình thu chi hay đồng tiền vào, ra của doanh nghiệp theo 3 hoạt động chính là sản xuất kinh doanh và đầu tư, cùng các hoạt động tài chính khác. Trong đó:
– Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các khoản thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chuỗi hoạt động này bao gồm từ việc sản xuất, lưu trữ, quảng bá đến tiêu thu các loại hàng hóa và dịch vụ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là văn bản tổng kết tình hình thu chi của doanh nghiệp
– Đối với những khoản đầu tư trực tiếp: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thống kê các khoản thu chi liên quan đến việc mua sắm hoặc thanh lý tài sản cố định và đầu tư hoặc thanh toán các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
– Đối với các hoạt động tài chính khác: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ kê khai tất cả dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp liên quan đến những hoạt động như: huy động vốn, sử dụng vốn và chi trả cổ tức cho cổ đông cũng như trả lãi cho nhà đầu tư.
>> Mách bạn cách kiểm tra báo cáo tài chính hiệu quả nhất
Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình.
Kế toán tổng hợp thực hành trên Excel
Ths Bùi Đình Sa
Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp trên Excel
Phạm Văn Học
Nguyên lý kế toán căn bản cho người mới bắt đầu
TÂM HỢP PHÁT
Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 trực tiếp
Đối với cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp theo thông tư 200, nguyên tắc lập báo cáo là tất cả các luồng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải được trình bày bằng phương pháp phân tích và tổng hợp trực tiếp theo số liệu thực tế về các khoản thu chi của từng nội dung cụ thể, từ sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể:
– Mã số 01: Tiền thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu khác theo quy định.
Tiền thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ bao gồm: Tổng doanh thu dựa trên hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền thu được từ bản quyền, hoa hồng. Doanh thu khác sẽ được xác định bằng các khoản thu tài chính ngắn hạn hoặc nợ phải thu từng kỳ trước nhưng kỳ này mới thoan toán. Bên cạnh đó, còn có tiền ứng trước của người đăng ký mua hàng hóa, dịch vụ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp phải được trình bày bằng phương pháp phân tích và tổng hợp trực tiếp
Chỉ tiêu của mã số 01 không bao gồm các khoản sau: doanh thu từ hoạt động thanh lý và nhượng bán các loại tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh thu từ việc thu hồi các tài khoản cho vay và góp vốn liên doanh, các loại cổ tức và lợi nhuận được chia thuộc luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó còn có các khoản thu từ hoạt động đi vay hoặc từ các khoản đầu tư từ bên ngoài.
– Mã số 2: Tiền thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trong mã số 2, tiền thanh toán được tính bao gồm: tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để thanh toán khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả mua chứng khoán, thanh toán nợ phải trả và các khoản ứng trước cho người bán). Tiền thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ sẽ không được tính với các khoản tiền thanh toán khi mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư vào bất động sản và chi phí xây dựng cơ bản, các khoản cho vay hoặc góp vốn sang công ty khác.
– Mã số 3: Tiền thanh toán cho công nhân viên, người lao động.
Với cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 bằng phương pháp trực tiếp, các khoản tiền thanh toán cho công nhân viên, người lao động sẽ bao gồm tất cả tiền lương (lương theo doanh số, lương cứng…), phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng… mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động hoặc tạm ứng cho công nhân viên.
Các khoản lãi vay được tính vào mã số 4 bao gồm tiền lãi vay đã trả trong kỳ
– Mã số 4: Tổng số tiền để trả lãi vay trong kỳ kế toán.
Các khoản lãi vay được tính vào mã số 4 bao gồm tiền lãi vay đã trả trong kỳ. Lãi vay phải trả kỳ trước nhưng đến kỳ này mới thanh toán hoặc lãi vay trả trước trong kỳ. Bên cạnh đó, các khoản lãi vay được coi là dòng tiền của hoạt động đầu tư như lãi vay được vốn hóa vào tổng giá trị tài sản dở dang sẽ không được tính vào mã số 4.
– Mã số 5: Tiền thuế thu nhập theo kế toán thuế mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan nhà nước.
– Mã số 6: Các khoản thu các từ hoạt động kinh doanh.
– Mã số 7: Các khoản phải chi khác cho hoạt động kinh doanh.
– Mã số 20: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Bài viết trên là một số điểm cần lưu ý trong cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 bằng phương pháp trực tiếp. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng rằng các bạn kế toán có thể tích lũy cho mình những kiến thức mới để hỗ trợ công việc hiệu quả hơn. Cùng với đó, để nâng cao hiệu suất công việc cũng như hiểu rõ về cách lập báo cáo, định khoản và chuẩn bị cho các kỳ kiểm toán thì chắc chắn các khoá học Kế toán online sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua để xây dựng nền tảng kế toán vững chắc nhất.
Chúc bạn thành công!
>> Các bước lập báo cáo tài chính “chuẩn không cần chỉnh”
>> Những lưu ý khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế