Gen Z chấp nhận lười biếng – Sự thật hay tin đồn thất thiệt?

Gen z chấp nhận lười biếng

Gen Z chấp nhận lười biếng là định kiến thường gặp mà tất cả mọi người dành cho thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào những nhận định này, ta thấy rằng sự thật có thể không đơn giản như vậy. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của bách khoa Việt Nam nhé!

Nguyên gây ra tin đồn Gen Z chấp nhận lười biếng

Gen Z chấp nhận lười biếng là thế hệ trẻ nhất trong thị trường lao động hiện nay
Gen Z chấp nhận lười biếng là thế hệ trẻ nhất trong thị trường lao động hiện nay

Thế hệ Gen Z bao gồm những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012, đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động Việt Nam. Những ngày gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội, đã xuất hiện nhiều bài đăng phàn nàn về văn hóa làm việc của Gen Z, thu hút sự quan tâm và gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi.

Chia sẻ theo kinh nghiệm hơn 15 năm làm quản lý nhân sự, chị Đỗ Ngọc Ly cho biết: “Có vô vàn lý do mà Gen Z đưa ra khi muốn nghỉ việc: Từ tức giận vì bị sếp mắng cho đến có kế hoạch du lịch dài ngày mà công ty không chấp nhận, hoặc không thể cân bằng được cuộc sống và công việc”

Theo chị Ly, những lý do này thường không thuyết phục. Vì trước khi nhận công việc, các bạn trẻ đều đã được giới thiệu rõ ràng về nội dung công việc và yêu cầu công việc. Vậy nên thị trường tuyển dụng hiện nay rất nhạy cảm và cho rằng gen Z có thái độ lười biếng và chỉ ham tận hưởng cuộc sống.

Nhiều trường hợp vô trách nhiệm gây nên tin đồn Gen Z chấp nhận lười biếng
Nhiều trường hợp vô trách nhiệm gây nên tin đồn Gen Z chấp nhận lười biếng

Gen Z chấp nhận lười biếng – Người trong cuộc lên tiếng

Thế hệ Gen Z đã trưởng thành vào thời kỳ mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, giúp họ dễ dàng tiếp cận và hội nhập với cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, những nền tảng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và lối sống của các bạn trẻ.

Nguyễn Quỳnh Hoa – 23 tuổi có quan điểm khác về sự cống hiến trong công việc so với các thế hệ trước đây. Cô cho rằng: “Nhiều người cho rằng chúng tôi là thế hệ lười biếng, không cống hiến và có quá nhiều yêu cầu. Tuy nhiên đối với chúng tôi, công việc chỉ là một khía cạnh của cuộc sống chứ không phải là tất cả. Do đó, khi làm việc, tôi chỉ làm đúng nhiệm vụ của mình. Nếu tăng ca, công ty cần trả tiền tăng ca thay vì yêu cầu cống hiến mà không có báo đáp”.

Về những trường hợp vô trách nhiệm đã nêu ở trên, cô nhấn mạnh. “Là một người thuộc Gen Z, tôi không thể chấp nhận những hành động như đi muộn về sớm, nghỉ việc bất ngờ hay không tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp. Nhưng đây không phải là vấn đề của một thế hệ mà là do tư duy và tính cách cá nhân. Do đó, không nên phán xét toàn bộ thế hệ chỉ vì một số người”

Gen Z chấp nhận lười biếng và sự thật

Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên diện rộng và đưa ra phân tích vấn đề này như sau:

Nghiên cứu vấn đề

Theo Alex Beene – Giảng viên tại Đại học Tennessee thì khái niệm “lười biếng” này không mang ý nghĩa tiêu cực như nhiều nhà tuyển dụng vẫn tưởng. Thực tế, Gen Z họ tuân thủ triết lý “làm việc thông minh hơn mà không cần chăm chỉ”.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng Gen Z chấp nhận một cách khác biệt về “lười biếng”, không phải từ quan niệm tiêu cực hay tự ti. Họ đang thích ứng với văn hóa hối hả, với 75% người ở độ tuổi từ 18-24 đồng ý với quan điểm này, điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của hình thức làm việc từ xa.

Andy Nisevic, người đứng đầu công ty đào tạo nhân sự One Degree Training and Coaching, cho rằng Gen Z chấp nhận lười biếng là sai sự thật. Vì họ đối mặt với những thách thức như tình trạng bất ổn kinh tế, nợ sinh viên cao và biến động trên thị trường việc làm.

Ví dụ cụ thể

Nhiều bạn trẻ đã chứng minh nhận định gen Z chấp nhận lười biếng là sai sự thật
Nhiều bạn trẻ đã chứng minh nhận định gen Z chấp nhận lười biếng là sai sự thật

Thế hệ Z đã và đang nỗ lực phá bỏ các định kiến xã hội rằng họ là nhóm không chăm chỉ và lười biếng:

  • Charu Thomas (25 tuổi) là một ví dụ điển hình cho nhận định này. Sau khi nhận bằng kỹ sư chỉ với 3,5 năm tốt nghiệp trung học, cô đã thành lập công ty phần mềm chuỗi cung ứng khi mới 18 tuổi, huy động được một số triệu USD vốn đầu tư và được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 năm 2020.
  • Brianna Chang (22 tuổi) làm việc 60 giờ một tuần trong vai trò nhà hoạch định chuỗi cung ứng tại Microsoft. Động lực của cô là kiếm tiền để hỗ trợ gia đình, vậy nên cô rất thất vọng khi nghe đồng nghiệp than thở trên mạng xã hội về thế hệ Z không làm việc chăm chỉ.
  • Jorge Tapia (26 tuổi) – Kỹ sư phần mềm tại Indianapolis là một ví dụ khác. Tapia thức dậy lúc 6h mỗi ngày, chăm chỉ rèn luyện và phấn đấu để tiến bộ trong công việc của mình. Vậy nên anh tin rằng bản thân và những người cùng thế hệ không hề lười biếng.

Các ví dụ trên là minh chứng rõ ràng cho thấy gen Z chấp nhận lười biếng chỉ là định kiến xã hội.

Tổng kết

Tóm lại bài viết về Gen Z chấp nhận lười biếng đã đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về một thế hệ trẻ đầy năng động và sáng tạo. Bằng việc nhìn vào nỗ lực của các cá nhân, thế hệ Z không chỉ là những người trẻ tuổi với sự linh hoạt và sáng tạo mà còn có tầm nhìn xa và khao khát thành công.