Những kỳ quan thiên nhiên đẹp như mơ của thế giới đã vĩnh viễn biến mất trong chỉ 10 năm qua

Thiên nhiên đôi khi là vĩnh cửu, đôi khi cũng thay đổi theo thời gian. Dưới tác động của nước biển dâng, núi lửa và đặc biệt là hoạt động khai thác, tàn phá của con người… những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp có thể bị hủy hoại. Chỉ trong khoảng 1 thập kỷ qua, đã có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng “biến mất”, để lại sự tiếc nuối và cả lời cảnh tỉnh tới con người.

Top 10 kỳ quan thiên nhiên đã biết mất trong 10 năm qua

  • 1. Vòm đá tại bãi biển Legzira, Morocco
  • 2. Rạn san hô tại đảo Christmas, Úc
  • 3. Đảo Faroe
  • 4. Vòm đá Darwin ở quần đảo Galápagos, Ecuador
  • 5. Làng Dolomites, Italy
  • 6. Sông băng Chacaltaya, Bolivia
  • 7. Vách đá Hillary, đỉnh Everest
  • 8. Sông Slim, Canada
  • 9. Quần đảo Solomon, Papua New Guinea
  • 10. Công viên quốc gia Twelve Apostles Marine, Úc

1. Vòm đá tại bãi biển Legzira, Morocco

Vòm đá tại bãi biển Legzira

Bãi biển Legzira Beach nằm trên bờ Atlantic, thuộc Morocco. Từ lâu nay, Legzira vẫn luôn thu hút khách du lịch vì 2 mỏm đá khổng lồ như kiệt tác của mẹ thiên nhiên. Tuy nhiên, vào tháng 9/2016, chân vòm không còn chịu nổi sức nặng của phần mái phía trên và 1 trong 2 vòm đá đã sụp đổ. Không chỉ vậy, vòm đá còn lại được các chuyên gia dự đoán là cũng sẽ gặp số phận tương tự trong vài năm tới.

Tìm hiểu thêm:  Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

2. Rạn san hô tại đảo Christmas, Úc

Rạn san hô tại đảo Christmas

Các chuyên gia đến từ đại học Victoria đã xác định cho biết chỉ 5% số san hô rực rỡ, vô cùng đẹp mắt và độc đáo tại đảo Christmas sống sót được sau hiện tượng El Niño vào năm 2016. El Niño đã khiến nước biển nóng lên bất thường, gây ra nhiều cơn bão. Đảo Christmas là đảo san hô lớn nhất thế giới và là điểm lặn vô cùng hút khách. Sự biến mất của rạn san hô tại đây khiến du khách vô cùng tiếc nuối.

3. Đảo Faroe

Đảo Faroe

Hòn đảo Faroe là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp của Đan Mạch với gần 50.000 dân. Tuy không biến mất nhưng rất nhiều khu vực du lịch của Faroe đã chính thức đóng cửa, không còn tiếp đón du khách kể từ năm 2020 vì việc khai thác du lịch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan thiên nhiên tại đây. Để bảo đảm giữ được nét nên thơ, cổ tích của Faroe, chính quyền quyết định đóng cửa khu tham quan và chỉ còn tiếp nhận các tình nguyện viên đến thăm đảo để cải tạo lại các khu vực đã bị xói mòn, tổn hại trước đó.

4. Vòm đá Darwin ở quần đảo Galápagos, Ecuador

Vòm đá Darwin

Ngày 17/5/2021, vòm đá tự nhiên nổi tiếng được đặt tên theo nhà sinh vật học người Anh Darwin đã đổ sập giữa biển Thái Bình Dương. Lý do nó sụp đổ được xác định sau đó là vì hậu quả của sự xói mòn. Trước đó, khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới với hệ sinh thái biển phong phú gồm nhiều loại động – thực vật biển.

Tìm hiểu thêm:  Nicolas Copernic (1473 - 1543) Nhà lý thuyết thiên tài: thuyết Vũ trụ Nhật Tâm

5. Làng Dolomites, Italy

Làng Dolomites

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng vào tháng 11/2018 khi một cơn bão lớn quét qua ngôi làng miền núi Dolomites nước Ý. Cơn bão này cũng quét sạch khoảng 14 triệu cây cối, làm cả khu rừng trước đó được coi là “tiên cảnh chốn nhân gian” bị xóa sổ vĩnh viễn. Dolomites có thể sẽ “hồi phục” trong tương lai, nhưng ít nhất phải mất 100 năm.

6. Sông băng Chacaltaya, Bolivia

Sông băng Chacaltaya

Vào năm 2009, dòng sông băng 18.000 năm tuổi Chacaltaya ở Bolivia đã tan chảy hoàn toàn vì biến đổi khí hậu, Trái đất ấm lên. Toàn bộ khu trượt tuyết cao nhất thế giới trên đỉnh núi đã phải đóng cửa vĩnh viễn. Trước đó, sự tan chảy của Chacaltaya đã được dự đoán nhưng các nhà khoa học cho rằng phải đến 2015 nó mới tan chảy. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn dự kiến.

7. Vách đá Hillary, đỉnh Everest

Vách đá Hillary

Vách đá Hillary vốn được coi là thử thách hàng đầu của những người muốn chinh phục đỉnh Everest – nóc nhà của thế giới. Vách Hillary đã sập sau một trận động đất tại Nepal vào năm 2015. Vách đá này vốn cao 12m, gần như dốc thẳng đứng ở rìa đông nam. Chướng ngại vật đầy khó khăn nhưng cũng kích thích của Everest biến mất là một mất mát lớn đối với dân thích leo núi và thám hiểm.

Tìm hiểu thêm:  Những chiếc xe máy và ô tô sẽ đi về đâu khi “bán ế” và tồn kho lâu năm?

8. Sông Slim, Canada

Sông Slim

Vào đầu năm 2017, toàn bộ con sông Slim thuộc lãnh thổ Yukon, Canada đã gần như bốc hơi chỉ sau một đêm trong sự ngỡ ngàng của người dân địa phương và truyền thông. Sau đó, thủ phạm làm Slim biến mất được cho là nhánh sông băng Kaskawulsh, vốn là nguồn cấp nước chính cho con sông này. Sông Kaskawulsh đã đột ngột chuyển hướng sang cấp nước cho một con sông khác làm Slim cạn kiệt.

9. Quần đảo Solomon, Papua New Guinea

Quần đảo Solomon

Trong vòng vài năm đầu thập kỷ 2010, ít nhất 5 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon đã bị nước biển nhấn chìm. Nước biển dâng vẫn đang tiếp tục khiến nhiều hòn đảo thuộc khu vực này gặp nguy cơ nên chính quyền đang phải cố gắng lên kế hoạch di cư cho người dân.

10. Công viên quốc gia Twelve Apostles Marine, Úc

Công viên quốc gia Twelve Apostles Marine

5 trong số 12 khối đá đại diện cho 12 vị tông đồ trong Kinh thánh nằm dọc trên cung đường Great Ocean Road, Úc đã đổ sập và vỡ vụn vì thời tiết khắc nghiệt. Các khối đá này vốn đã sừng sững ở đó hàng ngàn năm, gắn liền với nhiều truyền thuyết tâm linh của người dân địa phương.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x