Cung đường trekking ở Thanh Hoá: 12 tuyến băng rừng, vượt suối hấp dẫn

Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cánh rừng hoang sơ, cung đường trekking ở Thanh Hóa trở thành điểm hút du khách gần xa. Tham gia trải nghiệm, bạn sẽ có cái nhìn đầy mới mẻ và thú vị về mảnh đất xứ Thanh này.

Thanh Hóa đã công bố 12 cung đường trekking ở Thanh Hóa, khám phá thiên nhiên hoang sơ. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam tìm hiểu về những tuyến trekking đi bộ trong rừng này nhé.

1. Khám phá 12 cung đường trekking ở Thanh Hoá

1.1. Tuyến trekking đỉnh Pù Luông (huyện Bá Thước)

Cung đường trekking đỉnh Pù Luông Thanh Hóa là một trong những tour nổi bật nhất trong các tuyến. Nằm ở huyện Bá Thước, đỉnh Pù Luông cao 1.700m, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Cách Hà Nội khoảng 4 tiếng đi xe, từ trung tâm Thủ đô, bạn đi theo quốc lộ 6 qua Mai Châu (Hòa Bình) rồi tiếp tục theo quốc lộ 15C đến Co Lương, Đông Điểng là sẽ tới được Pù Luông.

Cung đường trekking ở Thanh Hoá gọi tên đỉnh Pù Luông
Cung đường trekking ở Thanh Hoá gọi tên đỉnh Pù Luông. Ảnh: 3.tien

Theo kinh nghiệm trekking đỉnh Pù Luông Thanh Hóa, thời điểm lý tưởng nhất đến đây là từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau. Lúc này, Pù Luông đang là mùa khô, thời tiết dễ chịu, ít mưa, thích hợp cho việc leo núi cũng như săn mây. 

Cung đường trekking ở Thanh Hoá này thu hút các tín đồ leo núi
Đỉnh Pù Luông thu hút các tín đồ leo núi. Ảnh: nhasanpuluong

Hành trình chinh phục đỉnh Pù Luông mất tầm 6-8 tiếng. Đây là cung đường hoang sơ, yêu cầu thể lực tốt. Trên dọc cung đường trekking ở Thanh Hóa này, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vỹ với ruộng bậc thang trùng điệp, rừng già rậm rạp, thác nước trong lành. Từ trên đỉnh Pù Luông, du khách được cảm nhận không khí mát lành, xa xa là bản làng bình dị của bà con địa phương. Khung cảnh bình dị, mộc mạc và thật thân thương. 

Khung cảnh tươi đẹp trên cung đường trekking ở Thanh Hóa
Khung cảnh tươi đẹp trên cung đường trekking ở Thanh Hóa. Ảnh: lnhttrg

Một số cung đường trekking đỉnh Pù Luông Thanh Hóa cho bạn tham khảo là cung đường xuất phát từ bản Bầm, bản Đôn, bản Ươi. Mỗi nơi lại cho bạn tìm hiểu thêm về đời sống người dân, leo đồi, băng rừng khác nhau.

1.2. Tuyến trekking mạo hiểm Hòn Con Sói (huyện Bá Thước)

Đúng như tên gọi, tuyến trekking Hòn Con Sói ở huyện Bá Thước là tuyến mạo hiểm, phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm leo núi, đam mê thử thách và khám phá. Tuyến đường này sẽ đưa du khách đi qua nhiều địa hình đa dạng, như khu rừng rậm.., đặc biệt, các dốc núi có phần hiểm trở hơn so với việc chinh phục đỉnh Pù Luông.

Bù lại, sau hành trình trekking đầy gian nan, khó nhằn, cảnh sắc trên đỉnh Hòn Con Sói sẽ là trái ngọt cho bạn. Cung đường trekking ở Thanh Hóa này sẽ chiêu đãi bạn bức tranh phong cảnh quá đỗi tuyệt vời, mây bồng bềnh trắng xóa như đại dương, cảm giác bao mệt mỏi của chặng đường phía trước đều tan biến.

Tìm hiểu thêm:  Thăm các làng du lịch gốm ở Việt Nam, khám phá tinh hoa văn hóa Việt

1.3. Tuyến trekking đỉnh Pù Luông – Hòn Con Sói (huyện Bá Thước)

Cung đường trekking đỉnh Pù Luông – Hòn Con Sói là sự kết hợp tuyệt vời cho những ai có thể lực dẻo dai, muốn có những trải nghiệm tuyệt vời về sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên cũng như cảnh quan miền núi phía Tây Thanh Hóa. 

Cung đường trekking ở Thanh Hóa kết hợp giữa đỉnh Pù Luông và Hòn Con Sói đầy mạo hiểm
Cung đường trekking ở Thanh Hóa kết hợp giữa đỉnh Pù Luông và Hòn Con Sói đầy mạo hiểm. Ảnh: Tung Hoang

Càng lên cao, ruộng nương, bản làng càng thu bé lại để nhường chỗ cho rừng nguyên sinh, cho cây cối rậm rạp, lâu năm. Ở cung đường này còn cho khách du lịch tìm hiểu cuộc sống văn hóa của người Thái trong những bản làng nhỏ bé, bình yên. Tuyến đỉnh Pù Luông – Hòn Con Sói hứa hẹn thu hút đông đảo các nhà leo núi tới với huyện Bá Thước nói riêng, Thanh Hóa nói chung.

1.4. Tuyến trekking cung đường di sản Pù Luông (huyện Bá Thước – huyện Quan Hóa)

Cung đường trekking ở Thanh Hóa khác đang được khai thác là cung đường di sản Pù Luông. Đây là một tuyến leo núi liên huyện, giữa huyện Bá Thước và huyện Quan Hóa. Nếu đang muốn rời xa thành phố chật chội, náo nức thì cung đường này chắc hẳn là nơi lý tưởng để bạn thực hiện điều đó. 

Cung đường trekking ở Thanh Hoá nhất định phải tới Pù Luông
Du lịch Thanh Hóa nhất định phải tới Pù Luông. Ảnh: 22thang2

Với diện tích rộng lớn tới 17.662 ha, trải dài hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, Khu bảo tồn Pù Luông có rừng rậm, có hang động và núi non, suối thác lớn nhỏ khác nhau, xen lẫn những bản làng yên bình. 

Cung đường trekking ở Thanh Hóa qua di sản Pù Luông
Cung đường trekking ở Thanh Hóa qua di sản Pù Luông. Ảnh: Báo Thanh niên

Bởi vậy, trekking cung đường di sản Pù Luông sẽ cho bạn khám phá hệ sinh thái đa dạng, tươi đẹp của nơi đây. Nếu đi vào mùa lúa chín, bạn còn thấy sắc vàng cùng hương lúa thơm lừng phảng phất khắp nơi. Đặc biệt, trong hành trình này, du khách còn được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, hòa mình vào những trải nghiệm đặc sắc như tham gia phiên chợ Phố Đòn, cấy lúa, thưởng thức món ăn ngon…

1.5. Tuyến trekking Cây Di Sản Chò Xanh (huyện Quan Hóa)

Ở xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa có 3 cây Chò Xanh tuổi đời hơn 500 tuổi, mọc trên sườn núi Mường Mu, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Luông đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam từ năm 2022. Đây là 3 trong những cây cổ thụ khổng lồ thuộc hàng bậc nhất nước ta đang được bảo vệ tới ngày nay. Các cây đều có đường kính hơn 3m, cao hơn 40m, tỏa nhánh khổng lồ. 

Cung đường trekking ở Thanh Hoá thăm những cây Chò Xanh khổng lồ đã được công nhận là Cây Di Sản Việt Nam
Ở Thanh Hóa có những cây Chò Xanh khổng lồ đã được công nhận là Cây Di Sản Việt Nam. Ảnh: Đài TH Thanh Hóa

Nếu đang tìm kiếm cung đường trekking ở Thanh Hóa, nhất định bạn phải thử trekking tuyến Cây Di Sản này. Tuyến trekking đến những cây chò xanh này giúp bạn hiểu hơn về các loài cây quý hiểm, về hệ sinh thái rừng nhiệt đới, check in với Cây Di Sản Việt Nam cũng như tận hưởng không khí trong lành khó có ở nơi nào khác.

1.6. Tuyến trekking đỉnh Pù Hu (huyện Quan Hóa)

Không kém tuyến Pù Luông, trekking đỉnh Pù Hu Thanh Hóa cũng là một cung đường hấp dẫn cho các nhà leo núi. Đỉnh Pù Hu thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, rộng hơn 23 nghìn ha, thuộc địa phận 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát của Thanh Hóa. 

Tuyến chinh phục đỉnh Pù Hu cũng là cung đường trekking ở Thanh Hóa
Tuyến chinh phục đỉnh Pù Hu cũng là cung đường trekking ở Thanh Hóa. Ảnh: Dinh Hoang Anh

Cách TP Thanh Hóa hơn 160km, để tới Pù Hu, bạn mất gần 4 tiếng đồng hồ. Khu bảo tồn thiên nhiên này là sự kết hợp của núi đá vôi với hệ sinh thái rừng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Trekking đỉnh Pù Hu Thanh Hóa, du khách có cơ hội khám phá thế giới thực vật, rừng cây, với rất nhiều loài cây dược liệu quý, có giá trị cao. Ngoài ra, trên hành trình chinh phục đỉnh Pù Hu, bạn còn được tìm hiểu các nền văn hóa dân tộc khác nhau như Kinh, Hmông, Dao, Thái ở đây.

Tìm hiểu thêm:  Ngẩn ngơ trước khung cảnh rực rỡ tại các làng hoa đẹp nổi tiếng ở miền Tây

1.7. Tuyến trekking Đỉnh Pù Hu – Cây Di Sản Chò Xanh

Một cung đường trekking ở Thanh Hóa khác mới được công bố là tuyến trekking kết hợp đỉnh Pù Hu và Cây Di Sản Chò Xanh. Hành trình này khá dài, đầy thử thách nhưng lại cực hấp dẫn. Đặc biệt, khung cảnh hoang sơ dọc đường trekking khiến bạn phải cảm thán. 

Cung đường trekking ở Thanh Hoá mới lạ khi kết hợp cung đường đỉnh Pù Hu và Cây Di Sản Chò Xanh
Trekking đầy mới lạ khi kết hợp cung đường đỉnh Pù Hu và Cây Di Sản Chò Xanh. Ảnh: Dinh Hoang Anh

Cung đường trekking đỉnh Pù Hu và Cây Di Sản Chò Xanh sẽ đưa bạn đi qua đỉnh núi cao, gió lồng lộng, mây trắng xóa, những con dốc khó nhằn tới cánh rừng nguyên sinh dày đặc, có nhiều loài động vật quý sinh sống.

1.8. Tuyến trekking thăm Cây Di sản pơ mu, sa mu (huyện Thường Xuân)

Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), gần biên giới Việt – Lào đang bảo tồn các cây pơ mu, sa mu cổ thụ, trên dưới 1.000 năm tuổi. Những cây này đều đường kính siêu to, từ 3 đến 4m, cao tầm 40m. Hiện tại có 2 cây gồm 1 cây pơ mu, 1 cây sa mu đã được xác định và được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây sa mu hơn 1000 năm tuổi trong Cung đường trekking ở Thanh Hoá
Cây sa mu hơn 1000 năm tuổi trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Ảnh: Báo Lao động

Để bắt đầu hành trình trekking thăm Cây Di sản pơ mu, sa mu, từ trung tâm TP. Thanh Hóa, du khách cần đi khoảng 180km đến bản Vịn, xã Bát Mọt. Sau đó, du khách tiếp tục đi xe máy 3km để con đường mòn dẫn vào rừng. Đoạn đường này khá khó đi nên bạn chỉ nên đi khi thời tiết thuận lợi, không mưa. Cung đường trekking ở Thanh Hóa này buộc phải đi bộ qua rừng tầm 4 giờ đồng hồ. 2/3 đường mòn còn lại trơn trượt, có thể trượt ngã bất kể lúc nào.

Cây pơ mu siêu to khổng lồ khác đang chờ bạn trên cung đường trekking ở Thanh Hóa
Cây pơ mu siêu to khổng lồ khác đang chờ bạn trên cung đường trekking ở Thanh Hóa. Ảnh: Báo Lao động

1.9. Tuyến trekking Đỉnh Pù Gió (huyện Thường Xuân)

Đỉnh Pù Gió thuộc huyện Thường Xuyên, khí hậu mát mẻ quanh năm, là điểm đến còn hoang sơ của tỉnh Thanh Hóa. Với độ cao 1.600m so với mực nước biển, đúng như cái tên, Pù Gió quanh năm đón gió mát. Bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, tha hồ săn mây vào mỗi sớm mai.

Trekking đỉnh Pù Gió ngắm hoa đua nở trên Cung đường trekking ở Thanh Hoá
Trekking đỉnh Pù Gió ngắm hoa đua nở. Ảnh: Thanh Hóa

Để lên đỉnh Pù Gió, khách du lịch Thanh Hóa sẽ mất khoảng 4 giờ đồng hồ đi bộ từ dưới chân núi, băng qua rừng nguyên sinh, thác nước hùng vỹ. Sau thời gian dài leo núi, bạn được thả hồn vào gió trời, cắm trại, dã ngoại giữa không gian xanh biếc, thơ mộng.

1.10. Tuyến trekking ngắm Voọc Xám và Vượn Đen Má Trắng (huyện Thường Xuân)

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa có tới có 1.631 loài động vật, với 64 loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách đổ thế giới, 27 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như gấu chó, bò tót, mang, gấu ngựa, sơn dương, Vượn đen má trắng, voọc xám… Đặc biệt, Khu bảo tồn này còn là nơi sinh sống của loài vượn đen má trắng với số lượng quần thể lớn nhất Việt Nam gồm 129 cá thể; trên 200 cá thể voọc xám được cho là tuyệt chủng gần 100 năm nay.

Voọc Xám quý hiếm trên Cung đường trekking ở Thanh Hóa
Voọc Xám quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Ảnh: Báo TN&MT

Cung đường trekking ở Thanh Hóa với tuyến trekking ngắm Voọc Xám và Vượn Đen Má Trắng thực sự lý tưởng cho những ai đam mê khám phá, yêu thích động vật hoang dã và muốn hiểu hơn về thiên nhiên.

Tìm hiểu thêm:  Du lịch tránh nóng qua ‘màn ảnh nhỏ’ đến những vùng đất lạnh nhất thế giới

1.11. Tuyến trekking ngắm Voọc Xám, Vượn Đen Má Trắng và thăm Cây Di sản Pơmu, Samu

Còn gì tuyệt vời hơn khi kết hợp cung đường trekking ngắm Voọc Xám, Vượn Đen Má Trắng và thăm Cây Di sản Pơmu, Samu trong chuyến đi Thanh Hóa sắp tới. Hành trình đầy trải nghiệm này giúp bạn tìm hiểu, khám phá thiên nhiên.

Trong chuyến vi vu của mình mà vừa được chiêm ngưỡng cảnh quan khu rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ quý, những cây di sản quý giá vừa được ngắm nhìn động vật quý hiếm thì còn gì bằng đúng không nào?

1.12. Tuyến trekking Đỉnh Pù Xèo – Thác 7 Tầng – Di tích Hội Thề Lũng Nhai 

Tuyến trekking ngắm đỉnh Pù Xèo thác 7 tầng di tích Hội Thề Lũng Nhai cũng là một trong những tour chính trên cung đường trekking ở Thanh Hóa. Điều đặc biệt của tour này là giúp bạn vừa hòa mình vào thiên nhiên, vừa được tìm hiểu về di tích lịch sử.

Cách trung tâm TP. Thanh Hóa chưa đầy 60km, đỉnh Pù Xèo thuộc 2 xã Lương Sơn, Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân của huyện Thường Xuân. Đây là điểm cắm trại, dã ngoại và săn mây quen thuộc của nhiều bạn trẻ vào dịp cuối tuần. 

Đỉnh Pù Xèo có thảo nguyên xanh mướt trên Cung đường trekking ở Thanh Hóa
Đỉnh Pù Xèo có thảo nguyên xanh mướt. Ảnh: hung map

Trên đỉnh Pù Xèo có một thảo nguyên rộng lớn, xanh mướt, khí hậu quanh năm dễ chịu, vô cùng lý tưởng để dựng trại, hạ lều. Đường chinh phục đỉnh núi Pù Xèo không mấy khó khăn nhưng bạn cũng cần chú ý vì có vắt rừng. 

Cắm trại, dã ngoại trên đỉnh Pù Xèo - Cung đường trekking ở Thanh Hóa
Cắm trại, dã ngoại trên đỉnh Pù Xèo. Ảnh: hung map

Thác 7 tầng nằm ở xã Ngọc Phụng, gây choáng ngợp với những tầng thác nối tiếp nhau, chảy ào ào từ trên xuống. Nhìn từ xa, thác 7 tầng như một dải lụa đào vắt vẻo giữa thiên nhiên, càng tới gần, sự tráng lệ, hùng vỹ của nó càng khiến du khách phải ngỡ ngàng.

Hội thề Lũng Nhai là sự kiện gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo, diễn ra tại đồi Bái Chanh, núi Pù Me, làng Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Hội thề Lũng Nhai mở đầu cho thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong công cuộc chống giặc Minh xâm lược. Tuyến trekking ngắm đỉnh Pù Xèo thác 7 tầng di tích Hội Thề Lũng Nhai chắc chắn không khiến bạn thất vọng.

2. Kinh nghiệm trekking ở Thanh Hóa 

Khi tham gia cung đường trekking ở Thanh Hóa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

+ Có nhiều cung đường hiểm trở, không phù hợp với những người thể lực yếu

+ Hầu hết cung đường đi bộ trong rừng nên bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết, thoa kem chống côn trùng để tránh bị đốt

+ Có những khu vực chưa được nhiều người biết tới nên hãy đi cùng nhiều người, có người địa phương dẫn đường

+ Tuyệt đối bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, không tác động vào các cây di sản hoặc xả rác bữa bãi…

Trên đây là kinh nghiệm về cung đường trekking ở Thanh Hóa cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.

Yến Yến

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x