Thay đổi cách nhìn về “môn phụ”

Trong Chương trình GDPT mới, chương trình giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12, thông qua môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, môn Công nghệ ở THCS và THPT. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Theo PGS.TS Lê Huy Hoàng – Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Công nghệ, bộ sách Kết nối tri thức đánh giá với chương trình cũ môn Công nghệ không được đứng đúng vị trí, vai trò của mình.

Hiệu ứng “môn phụ” đã khiến cả giáo viên và học sinh không những ít quan tâm tới môn học, mà còn không nhận ra hay chưa làm bộc lộ bản chất tốt đẹp trên của môn học. Điều này kéo theo khi chuyển sang Chương trình GDPT 2018, môn Công nghệ vẫn chưa được coi trọng.

Theo chuyên gia, nếu không thay đổi nhận thức, nhận định tiêu cực, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến định hướng, phân chia nghề nghiệp trong tương lại khi thí sinh chỉ chọn ngành Khoa học xã hội, thay vì những môn mang tính kỹ thuật cao.

Thay đổi cách nhìn về

Cấu trúc sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 9, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

“Xã hội vẫn còn chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng, những điểm mới trong nội dung, định hướng nghề nghiệp của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là ở cấp THPT.

Tìm hiểu thêm:  'Nam vương' tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội

Việc học tốt môn Công nghệ ở phổ thông sẽ giúp cho các em học sinh có tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và ý nghĩa nhất khi các em theo học các ngành kỹ thuật, công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Đây cũng là điểm mới rất có ý nghĩa để các trường đại học đưa môn Công nghệ vào tổ hợp xét tuyển thời gian tới đây”, ông Lê Huy Hoàng cho hay.

Để phát huy vai trò của môn công nghệ trong Chương trình GDPT 2018, Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Công nghệ, bộ sách Kết nối tri thức cho rằng cần sự thay đổi trong nhận thức của nhà trường và xã hội về ý nghĩa của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Nghĩa là, ở đây học sinh được lựa chọn môn để học, lựa chọn môn để thi cho phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Phải giảm thiểu những quyết định cảm tính dựa trên sự hiểu biết sai lệch trong quá khứ về môn công nghệ trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp, xây dựng tổ hợp để học sinh lựa chọn theo học.

“Công nghệ nên được lựa chọn tổ hợp cùng với các môn khoa học tự nhiên, dành cho học sinh có lựa chọn nghề nghiệp về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM). Hạn chế đưa môn Công nghệ vào các tổ hợp dành cho học sinh có thiên hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn”, ông Hoàng bày tỏ.

Tìm hiểu thêm:  Hành trình biên soạn một cuốn sách giáo khoa
Thay đổi cách nhìn về

Đảm bảo hoạt động hướng nghiệp từ cấp THPT (Ảnh: Hữu Thắng).

Ở đây, chuyên gia cũng đưa đề xuất các tổ hợp xét tuyển đại học theo quy chế mới, nếu học sinh lựa chọn học kỹ thuật, công nghệ định hướng công nghiệp tại Đại học Bách khoa Hà Nội có thể chọn học Vật lí, Hóa học, Công nghệ – Công nghiệp. Hay học sinh lựa chọn học kỹ thuật, công nghệ định hướng nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể chọn học Hóa học, Sinh học, Công nghệ – Nông nghiệp.

Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng ở cấp THCS, nhất là giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng cần được quan tâm.

Qua đó, kết thúc THCS, các em học sinh đã hình thành xu hướng nghề nghiệp của bản thân, làm cơ sở quan trọng để các em lựa chọn đúng tổ hợp các môn để học ngay ở lớp 10, giảm thiểu các trường hợp phải chọn lại, học lại cho lựa chọn từ đầu không đúng.

Thay đổi cách nhìn về

Sách giáo khoa môn Công nghệ đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh.

Về đội ngũ giáo viên cũng cần được chuẩn hoá. Đảm bảo rằng, giáo viên dạy công nghệ cần được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, đủ năng lực thể hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Đây là cơ sở quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học trong thời gian tới.

Tìm hiểu thêm:  Những trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT từ 2025

Ở THCS, sách giáo khoa môn Công nghệ, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹ thuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; nông – lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và thiết kế kỹ thuật; công nghệ và hướng nghiệp.

Nội dung sách giáo khoa môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò, ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội.

Các tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và kết nối được với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp mà học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x