Khơi gợi niềm yêu thích môn Lịch sử trong từng bài giảng

Môn Lịch sử không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đạo đức cho học sinh. Thông qua việc tìm hiểu lịch sử, cũng góp phần giáo dục các phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin và ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của học sinh.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, giảng dạy và học tập môn Lịch sử vẫn là vấn đề được xã hội quan tâm. Làm thế nào để khơi gợi sự hứng thú của học sinh với môn Lịch sử, giúp các em hiểu được ý nghĩa từng dấu mốc, từ đó nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm bảo vệ tổ quốc không phải điều dễ dàng.

Đối với Chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử sẽ được tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp trên. Khi giảng dạy môn học này, theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – Tổng Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý cấp Tiểu học và THCS, bộ sách Kết nối tri thức thầy cô phải cụ thể hóa được mục tiêu của chương trình GDPT.

Tìm hiểu thêm:  Siết xét tuyển sớm vẫn 'không công bằng'

Từ kiến thức trong bài giảng cần hình thành và phát triển năng lực lịch sử thông qua việc khám phá, hiểu biết, làm chủ nội dung kiến thức phổ thông nền tảng về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước. Từ đây, có khả năng và ý thức tự học lịch sử suốt đời, đồng thời có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm, vai trò của khoa học lịch sử theo định hướng nghề nghiệp.

Khơi gợi niềm yêu thích môn Lịch sử trong từng bài giảng- Ảnh 1.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – Tổng Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý cấp Tiểu học và THCS, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Chuyên gia cho rằng để những sự kiện lịch sử thực sự là kiến thức của học sinh, rất cần sự nỗ lực của thầy cô trong thay đổi phương pháp giảng dạy.

Bởi, đổi mới phương pháp giảng dạy Lịch sử một cách căn bản, sẽ giúp cho học sinh yêu thích môn học hơn. Khi có nhiều em yêu thích môn Lịch sử thì sẽ có nhiều em đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Lịch sử và nhiều em đi vào nghề bằng môn Lịch sử.

“Sau nhiều năm, hiện chúng ta đang dạy học theo định hướng giảm truyền thụ kiến thức cơ bản, chuyển sang phát triển năng lực học sinh. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học theo di sản, văn hóa ứng xử,…Đây đều là những cách giảng dạy hữu hiệu để giúp tăng sự hứng thú đối với các em”, ông Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ với Người Đưa Tin.

Tìm hiểu thêm:  6 điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Khơi gợi niềm yêu thích môn Lịch sử trong từng bài giảng- Ảnh 2.

Thay đổi cách tiếp cận kiến thức đối với môn Lịch sử.

Với đặc thù môn học, ngoài những hoạt động chính khóa trên lớp, giáo viên cũng cần phải thực hiện tốt giờ dạy trong mỗi buổi ngoại khóa. Một giờ giảng tại bảo tàng, các khu di tích lịch sử, học tập thông qua các buổi tham quan sẽ có giá trị truyền tải hơn gấp nhiều lần so với việc chỉ biết các mốc sự kiện qua tranh ảnh.

Ở đây, giáo viên cần lưu ý kết hợp chia lớp thành nhóm nhỏ để thảo luận, như vậy vừa giúp học sinh chủ động tìm tòi kiến thức, lại khơi gợi được tính tích cực của học sinh…

“Nếu làm được những bước như vậy, tôi nghĩ sẽ giúp ích cho học sinh rất nhiều”, ông Nghiêm Đình Vỳ cho hay.

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống có nhiều đặc điểm nổi bật, hấp dẫn khi nội dung được thể hiện trực quan, sinh động thông qua hệ thống bản đô, lược đồ, biểu đồ, hình ảnh,…

Tạo điều kiện để học sinh tự khám phá tìm ra tri thức, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Tinh giản kiến thức cơ bản, trình bày ngắn gọn, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình. Kết nối lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, kết nối kiến thức lịch sử và kiến thức địa lý.

Tìm hiểu thêm:  Tính toán ngân sách phổ cập giáo dục mầm non từ 3 đến 5 tuổi

Học sinh được tiếp cận và nâng cao năng lực xử lí tư liệu lịch sử. Sáhc giáo khoa hệ thống hóa, hoàn thiện, nâng cao kiến thức cốt lõi về Lịch sử Việt Nam trong sự kết nối với Lịch sử thế giới và khu vực; hệ thống hóá kiến thức cơ bản về Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam.

Chú trọng khả năng vận dụng, kết nối kiến thức lịch sử, kiến thức địa lí với thực tiễn cuộc sống. Kết nối liên thông về nội dung với các lớp, cấp học khác. Viết theo hướng mở, tạo thuận lợi cho tổ chức hoạt động thảo luận nhóm/cặp đôi.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x