Xu hướng này xuất hiện khi Chính phủ
Hàn Quốc
đang nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ, điều mà Tổng thống Yoon Suk-yeol gọi là tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc đang ở mức thấp nhất thế giới, với 0,72 trẻ sơ sinh trên mỗi phụ nữ năm 2023, giảm so với mức 0,78 năm 2022. Tình trạng này khiến chính phủ quyết định chi gần 300 tỷ USD trong 16 năm cho các sáng kiến, từ trợ cấp chăm sóc trẻ em đến thưởng tiền mặt.
Hàn Quốc còn thành lập một bộ mới để điều phối các nỗ lực quốc gia, vì lo ngại sự thay đổi nhân khẩu học sẽ làm giảm năng suất của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa thuyết phục được nhiều người thuộc thế hệ Y và Z lập gia đình.
“Họ quan tâm nhiều đến địa vị và hình ảnh của họ trên mạng. Thói quen chi tiêu cao của họ cho thấy những người trẻ đang muốn tạo dựng hình ảnh thành công của riêng họ thay vì tập trung cho mục tiêu ổn định cuộc sống và
sinh con
“, giáo sư xã hội học Jung Jae-hoon ở Đại học Phụ nữ Seoul nói với
Reuters
.
Theo cuộc thăm dò do hãng dịch vụ tài chính Morgan Stanley thực hiện năm 2023, người Hàn Quốc chi nhiều tiền hơn cho hàng xa xỉ so với người tiêu dùng ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Tính theo đầu người, người Hàn Quốc chi trung bình 325 USD cho những mặt hàng xa xỉ mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với mức 210 USD của người Nhật và 280 USD của người Mỹ.
Theo số liệu của công ty thẻ tín dụng Hyundai Card, những người Hàn Quốc độ tuổi 20 và 30 chi nhiều nhất trong các trung tâm thương mại. Nhóm tuổi 20 chi gần gấp đôi so với mức 12% cách đây 3 năm.
Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm giảm đi. Theo
ngân hàng
trung ương của nước này, người Hàn Quốc ở độ tuổi 30 để dành trung bình 28,5% thu nhập của họ trong quý đầu tiên, giảm so với 29,4% trong quý 1/2019.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ
YOLO
” Park Yeon, 28 tuổi, nói với
Reuters
. Sinh sống ở Seoul, Park là người thích khoe các bức ảnh thời trang lên tài khoản Instagram. YOLO là từ viết tắt của cụm từ “you only live once”, nghĩa là “bạn chỉ sống một lần”.
“Tôi không còn tiền tiết kiệm mỗi tháng sau khi làm những điều để tự thưởng cho mình. Có thể tôi sẽ kết hôn vào một thời điểm nào đó nhưng hạnh phúc ngay bây giờ là điều quan trọng hơn, phải không?”, Park nói.
Jennifer Sciubba, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty thống kê phi lợi nhuận Population Reference, cho biết hôn nhân – điều có mối tương quan chặt chẽ với việc sinh con ở Đông Á, đã trở thành “nghi lễ ít quan trọng hơn” đối với các thế hệ trẻ trong khu vực.
“Việc này mang lại ít lợi ích kinh tế hơn với mọi người, đặc biệt là phụ nữ, so với trước đây”, Sciubba nói.
Những điều đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc còn nhiều việc phải làm.
Một cuộc khảo sát do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc thực hiện vào năm ngoái và công bố vào tháng 5 năm nay cho thấy 38,5% những người từ 13-24 tuổi coi hôn nhân là cần thiết, giảm 12,5 điểm so với năm 2017. Sáu trong số 10 người được khảo sát cho biết không cần thiết phải có con nếu họ kết hôn.
Theo Sciubba, cuộc khảo sát cho thấy những biện pháp mà Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện, như trợ cấp tiền mặt và nghỉ thai sản, là không đủ so với những hy sinh mà phụ nữ Hàn Quốc phải trải qua.
Theo Reuters