Thông tin trên VOV, tam thất (danh pháp khoa học: Panax notoginseng) là một loại cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Củ tam thất có hình dạng giống củ nhân sâm, nhưng kích thước nhỏ hơn, thường có đường kính từ 1-3cm. Bên ngoài củ có màu nâu vàng, bên trong có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt. Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, quy vào kinh can và vị.
Tam thất được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao lạnh giá như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái (Việt Nam) và Vân Nam, Quý Châu (Trung Quốc). Do điều kiện sinh trưởng đặc biệt, củ tam thất tích lũy được nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại hiệu quả vượt trội cho sức khỏe.
Tam thất hỗ trợ tim mạch
Các saponin trong tam thất có khả năng làm giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tam thất giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa tăng huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tam thất cũng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng thiếu máu cơ tim, hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
Tăng cường sinh lý
Tam thất được xem là vị thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh. Đối với pháp đẹp, tam thất giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa.
Tăng cường miễn dịch
Các hoạt chất trong tam thất giúp kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Tam thất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa và ung thư.
Hỗ trợ tiêu hóa
Các hoạt chất trong tam thất giúp kích thích các tuyến tiêu hóa sản sinh ra nhiều dịch vị, mật, dịch tụy hơn. Nhờ đó, quá trình phân giải thức ăn diễn ra hiệu quả hơn, các chất dinh dưỡng được giải phóng và hấp thu vào cơ thể một cách tối đa. Tam thất có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp làm giảm tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng. Nhờ đó, các triệu chứng khó chịu như đau bụng, ợ hơi, ợ chua được cải thiện đáng kể.
Ổn định đường huyết
Tam thất giúp các tế bào trong cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin – một hormone quan trọng giúp đưa đường glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng. Nhờ đó, quá trình chuyển hóa đường glucose diễn ra hiệu quả hơn, giúp ổn định đường huyết. Một số thành phần trong tam thất có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Giảm đau, chống viêm
Tam thất có tác dụng giảm đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị đau nhức xương khớp, đau đầu, đau bụng kinh. Các hoạt chất trong tam thất có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm nhiễm trong các bệnh lý như viêm khớp, viêm xoang, viêm đại tràng.
Cải thiện chức năng não bộ
Các hoạt chất trong tam thất có tác dụng kích thích tuần hoàn máu lên não, cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho các tế bào thần kinh. Nhờ đó, trí nhớ được cải thiện đáng kể, khả năng tập trung tăng cao, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, tam thất rất hữu ích cho những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, trí óc mệt mỏi. Tam thất còn tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện giấc ngủ.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy tam thất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư. Tam thất giúp giảm các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc.
BSCK2. Trần Ngọc Quế chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống về tác dụng của tam thất có nhiều cách bào chế và cách chế khác nhau thì công dụng cũng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế theo 4 cách dưới đây:
1. Dùng tươi, rửa sạch, giã nát: Phương pháp này chỉ để dùng ngoài, thường được đắp lên vùng tổn thương trên da.
2. Dùng sống, rửa sạch, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột: Thường dùng áp dụng để chữa các chứng như xuất huyết, tổn thương do trật đả, xích lỵ, đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh gan.
3. Dùng chín, củ tam thất rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật (dầu mè, dầu lạc), cho đến khi có màu vàng nhạt rồi đem tán bột, thường dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.
4. Dùng chín (hay còn gọi là thục tam thất), rửa sạch, ủ rượu cho mềm (24- 48 giờ) rồi thái mỏng sao qua, tán bột.