Khám sức khỏe học đường thần tốc: 30 giây/học sinh

Nhiều phụ huynh Trường THCS Nguyễn Chánh (Quảng Ngãi) cho rằng việc khám sức khỏe học đường cho học sinh tại trường là hình thức. 960 học sinh được khám trong 450 phút (chưa đến 30 giây/học sinh) là không thể.

Khám sức khỏe học đường thần tốc 30 giây/học sinh - Ảnh 1.

Trường THCS Nguyễn Chánh, nơi phụ huynh phản ánh khám sức khỏe học đường qua loa – Ảnh: TRẦN MAI

Ngày 18-11, thêm nhiều phụ huynh phản ánh việc khám sức khỏe học đường cho học sinh Trường THCS Nguyễn Chánh (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) diễn ra thần tốc (chưa đến 30 giây/học sinh).

Khám sức khỏe 30 giây/học sinh, chỉ thần y mới kịp

Theo thông báo khám sức khỏe đầu năm học, tất cả 30 lớp (960 học sinh) Trường THCS Nguyễn Chánh sẽ khám trong ngày 13-10.

Buổi sáng bắt đầu khám từ 7h30 và kết thúc lúc 11h30; buổi chiều bắt đầu khám lúc 13h30 và kết thúc lúc 17h.

Tổng thời gian khám là 450 phút/960 học sinh. Các lớp đến Trạm Y tế xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) theo khung giờ riêng biệt. Dù học sinh ít hay nhiều, mỗi lớp đều có 15 phút để khám.

Một phụ huynh kể chiều 12-10 con chị nói mẹ dẫn đi khám sức khỏe đầu năm vào sáng hôm sau. Sáng 13-10 hai mẹ con không ăn uống để kết quả khám chính xác.

Tìm hiểu thêm:  Vụ bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Luân chuyển công tác người vi phạm

“Tôi cứ nghĩ khám để phát hiện bệnh tình của con nên chuẩn bị rất kỹ. Ai dè đi tốn công chứ có khám gì đâu”, phụ huynh này nói.

  • Làm rõ vụ Trung tâm Y tế quận 6 cho điều dưỡng khám sức khỏe học sinh

Tương tự, một phụ huynh khác chở con đến khám khẳng định: “Con tôi vào cân, đo chiều cao là xong. Các cháu khác cũng vậy, chỉ tốn khoảng 5 giây cân, đo rồi về. Không khám xương, tim, mắt, răng gì cả”.

Sự việc trở nên ồn ào khi có người đăng lên mạng xã hội. Nhiều phụ huynh hỏi con về sự việc và xác nhận việc khám sức khỏe học đường đầu năm tại Trường THCS Nguyễn Chánh chỉ cân nặng, đo chiều cao. Có em được y bác sĩ hỏi thêm về thị lực và tim.

Với việc khám 30 giây/học sinh, nhiều người dùng mạng xã hội bảo là “thần y, thánh y” mới khám kịp. Bởi việc đọc tên, đi đến bàn khám cũng tốn vài chục giây, chưa kể đo huyết áp, nhịp tim, kiểm tra mắt, răng hàm mặt…

Trường nói gì?

Việc khám sức khỏe học đường được triển khai theo thông tư liên tịch 13/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh ở nhiều lứa tuổi.

Theo thông tư trên, học sinh Trường THCS Nguyễn Chánh nằm trong độ tuổi 6-18 bắt buộc phải đo chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI); đo huyết áp, thị lực, khám răng hàm mặt, tai mũi họng, xương khớp…

Tìm hiểu thêm:  3 lý do khiến viêm gan siêu vi B nguy hiểm

Đây là việc bắt buộc ở tất cả các trường học cả nước, để theo dõi thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần… để phối hợp phụ huynh có cách xử trí phù hợp.

Ngoài ra dựa theo kết quả khám, trường áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng của từng học sinh.

Ông Lữ Đình Bảo – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chánh – xác nhận phụ huynh phản ánh việc khám sức khỏe đầu năm quá nhanh là chính xác. Sắp tới trường sẽ trao đổi và mong phụ huynh thông cảm.

Theo ông Bảo, đầu năm học cơ sở dữ liệu ngành bắt buộc phải nhập thông tin chiều cao, cân nặng, mắt… của học sinh. Vì thời gian gấp, các em học từ thứ hai đến thứ bảy, chỉ trống chủ nhật nên sắp xếp khám vào hôm 13-10 tại Trạm Y tế xã Tịnh Hà. Hôm đó trạm bố trí 7 cán bộ khám.

Tuy nhiên, ông cho biết việc khám chỉ đo chiều cao, cân nặng, hỏi học sinh mắt ổn không, tim mệt không. Từ đó có thông tin cơ bản nhập dữ liệu. Còn khám chính xác, ra bệnh thì quá khó.

“Sai thì chắc chắn là sai rồi, nhìn vào thời gian khám quá nhanh, phụ huynh nói tốn thời gian, qua loa cũng đúng. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để trường sắp xếp thời gian, tổ chức khám tốt hơn trong thời gian tới”, ông Bảo nói.

Tìm hiểu thêm:  Thảo dược quanh nhà phòng chữa phì đại tiền liệt tuyến, loại bệnh 30-90% nam giới mắc
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x