[Video] Cách kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet dễ dàng

[Video] Cách kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet dễ dàng

Hàm SUM và hàm VLOOKUP là 2 hàm rất phổ biến, sự kết hợp của hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo báo cáo hoặc xử lý dữ liệu. Vậy cách kết hợp 2 hàm này được sử dụng như thế nào? Cùng mở laptop và thực hiện theo hướng dẫn sau đây nhé!

1. Cách sử dụng hàm SUM trong Google Sheet

Hàm SUM là gì?

Hàm SUM dùng để tính tổng và các tham số có thể là tham số đơn lẻ hoặc những dãy ô. Kết quả của hàm SUM là tổng của các giá trị được chọn.

Cách sử dụng hàm SUM

Công thức:

=SUM(giá_trị_1, [giá_trị_2, …])

Trong đó:

+ giá_trị_1: Số hoặc dải ô đầu tiên cần thêm.

+ [giá_trị_2,…] : Số hoặc dải ô bổ sung cần thêm khác.

Ví dụ minh họa: Áp dụng hàm SUM để tính phần Thực lãnh = Lương + Thưởng.

Dùng hàm SUM để tính phần Thực lãnh

Dùng hàm SUM để tính phần Thực lãnh

2. Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Google Sheet

Hàm VLOOKUP là gì?

VLOOKUP là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Hàm VLOOKUP cho phép người sử dụng tìm kiếm các giá trị theo cột, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các hàm khác như SUM, IF,…

Tìm hiểu thêm:  Cách lọc dữ liệu trùng nhau từ 2 sheet trong Excel chi tiết nhất

Cách sử dụng hàm VLOOKUP

Công thức:

=VLOOKUP (lookup_value; table_array, col_index_num; [range_lookup])

Trong đó:

+ Lookup_value: Giá trị dùng để tìm kiếm.

+ Table_array: Là vùng điều kiện để dò tìm giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm giá trị tìm kiếm. Table_array có thể cùng hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hoặc khác file với Lookup_value. Thường để ở dạng địa chỉ tuyệt đối.

+ Col_index_num: Là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1.

+ Range_lookup: Xác định tìm kiếm là hoàn toàn chính xác (FALSE) hay chỉ tương đối chính xác (TRUE hoặc bỏ qua).

Ví dụ minh họa: Lập công thức cho cột ĐGN (Đơn giá ngày). Sử dụng hàm VLOOKUP với giá trị dò là 3 ký tự của cột Mã số, bảng dò là BIỂU GIÁ PHÒNG.

Công thức:

=VLOOKUP(C3;$B$16:$D$20;3;0)

Sử dụng hàm VLOOKUP giá trị dò ở cột Mã số, bảng dò là BIỂU GIÁ PHÒNG.

Sử dụng hàm VLOOKUP giá trị dò ở cột Mã số, bảng dò là BIỂU GIÁ PHÒNG.

3. Cách kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet

Video hướng dẫn cách kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet.

Công thức:

=SUM(VLOOKUP(lookup_value; table_array; {2;3;4;..}; FALSE))

Trong đó:

+ Lookup_value: Giá trị dùng để tìm kiếm.

+ Table_array: Là vùng để dò tìm giá trị tìm kiếm.

+ {2;3;4;…}: Những cột chứa các giá trị cần tính tổng.

+ FALSE là range_lookup: Xác định tìm kiếm là hoàn toàn chính xác (FALSE) hay chỉ tương đối chính xác (TRUE hoặc bỏ qua).

Ví dụ minh họa: Kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet để tính tổng sản lượng DESKTOP.

Công thức:

=ArrayFormula(SUM(VLOOKUP(A10;A1:E4;{2;3;4;5};0)))

Trong đó:

ArrayFormula: Cho phép hiển thị các giá trị được trả về từ công thức mảng thành nhiều hàng .

Kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet để tính tổng sản lượng mặt hàng DESKTOP

Kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet để tính tổng sản lượng mặt hàng DESKTOP

4. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

– Lỗi #N/A

Lỗi #N/A xảy ra khi hàm không tìm thấy dữ liệu cần tìm mà công thức yêu cầu, công thức bạn sử dụng đang chứa đối tượng cần dò tìm, tham chiếu không có sẵn trong vùng dữ liệu cần tra cứu, dẫn tới không thể tính toán, hoàn thành công thức được. Đây là lỗi thường xảy ra khi sử dụng các hàm dò tìm, tham chiếu.

Tìm hiểu thêm:  Cách dùng hàm TYPE để xác định kiểu giá trị trong Excel

Ví dụ: Lỗi #NA do nhập nhầm đối tượng dò tìm từ A4 – Đối tượng dò tìm thành A2 – Ô trống.

Cách khắc phục: Để sửa lỗi này cần nhập đúng giá trị đối tượng dùng để tìm kiếm là A4.

Lỗi #N/A xảy ra khi hàm không tìm thấy dữ liệu cần tìm mà công thức yêu cầu

Lỗi #N/A xảy ra khi hàm không tìm thấy dữ liệu cần tìm mà công thức yêu cầu

– Lỗi #REF!

Lỗi #REF! hiển thị khi công thức tham chiếu đến ô không hợp lệ. Điều này thường xuyên xảy ra nhất khi các ô được công thức tham chiếu bị xóa hoặc bị dán đè.

Ví dụ: Dải ô tham chiếu ở công thức là A17:F29 không chứa đủ giới hạn tham chiếu là cột Tháng 6 vì thế đã lỗi #REF!.

Cách khắc phục: Khắc phục bằng cách mở rộng giải ô tham chiếu thành A17:G29.

Lỗi #REF! hiển thị khi công thức tham chiếu đến ô không hợp lệ

Lỗi #REF! hiển thị khi công thức tham chiếu đến ô không hợp lệ

– Lỗi #ERROR

Lỗi này có nghĩa là Google Sheet không hiểu công thức bạn đã nhập vì nó không thể phân tích cú pháp công thức để thực thi.

Ví dụ: Hàm dưới đây bị thiếu dấu ; sau A4 nên xuất hiện lỗi #ERROR.

Cách khắc phục: Để khắc phục cần thêm dấu ; vào đúng cú pháp =ArrayFormula(SUM(VLOOKUP(A4;A17:G29;{2;3;4;5;6;7};FALSE))), nên cẩn thận xem xét kỹ câu lệnh.

Google Sheet không hiểu công thức bạn đã nhập sẽ xảy ra lỗi #ERROR

Google Sheet không hiểu công thức bạn đã nhập sẽ xảy ra lỗi #ERROR

5. Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

– Để công thức VLOOKUP hoạt động chính xác thì bạn cần phải lọc cột cần tìm trong bảng cần tìm theo thứ tự tăng dần (từ A đến Z).

– Vì đây là công thức mảng, vậy nên sau khi nhập công thức, bạn phải sử dụng tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER để có thể nhập được công thức và có kết quả đúng.

Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

Một số lưu ý khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

6. Một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

Video hướng dẫn một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP.

Tìm hiểu thêm:  Các cách gộp ô trong word nhanh chóng, đơn giản cho mọi phiên bản

Bài tập ví dụ: Cho bảng dữ liệu ngành hàng 6 tháng đầu năm 2020, tính tổng sản lượng từng loại mặt hàng.

Tính tổng sản lượng từng loại mặt hàng trong bảng dữ liệu sau

Tính tổng sản lượng từng loại mặt hàng trong bảng dữ liệu sau

Để công thức LOOKUP hoạt động chính xác cần lọc cột Ngành hàng trong bảng đề cho theo thứ tự tăng dần (từ A đến Z).

Lọc cột Ngành hàng trong bảng đề cho theo thứ tự tăng dần (từ A đến Z)

Lọc cột Ngành hàng trong bảng đề cho theo thứ tự tăng dần (từ A đến Z)

Công thức:

=ArrayFormula(SUM(VLOOKUP(I4;A3:G15;{2;3;4;5;6;7};FALSE)))

Trong đó:

ArrayFormula: Hàm này được tự động thêm vào khi nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER.

I4: Giá trị dùng để tìm kiếm là Balo, túi chống sốc.

A3:G15: Vùng chứa giá trị cần phải tìm kiếm là bảng dữ liệu đề cho.

{2;3;4;5;6;7}: Những cột chứa giá trị cần tính tổng là các cột từ tháng 1 đến tháng 6.

FALSE là range_lookup: Xác định tìm kiếm là hoàn toàn chính xác (FALSE) hay chỉ tương đối chính xác (TRUE hoặc bỏ qua).

Kết quả sao khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

Kết quả sao khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

7. Những câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

– Lợi ích khi hàm kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP?

Kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP phục vụ rất nhiều cho việc tạo báo cáo hoặc xử lý dữ liệu. Giúp xác định tất cả trường hợp của một giá trị cụ thể rồi tính tổng tất cả các giá trị liên quan đến các trường hợp đó. Hàm SUM và hàm VLOOKUP kết hợp với nhau giúp dễ dàng tìm tất cả giá trị trong một mảng đáp ứng nhu cầu của bạn rồi tính tổng các giá trị liên quan ở một bảng tính khác

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP

– Hàm VLOOKUP còn có thể kết hợp với những hàm nào?

Trên Google Sheet, hàm VLOOKUP khá phổ biến và có nhiều ứng dụng. Ngoài trường hợp kết hợp với hàm SUM, hàm VLOOKUP còn có thể kết hợp với các hàm QUERY, IF, LEFT/ RIGHT, INDEX, MATCH, AND/ OR, SUMIF,…

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Vừa rồi là hướng dẫn cách kết hợp hàm SUM và hàm VLOOKUP trong Google Sheet. Chúc bạn thực hiện thành công!