[Video] Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet lọc dữ liệu có điều kiệ

[Video] Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet lọc dữ liệu có điều kiệ

Trong thực tế khi làm việc với bảng dữ liệu bạn thường so sánh các đối tượng với nhau để đưa ra các thống kê chính xác. Hàm IF trong Google Sheet là một hàm có thể xem là thông dụng nhất giúp bạn có thể so sánh nhiều điều kiện. Vậy nếu muốn biết ứng dụng của hàm IF như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài dưới đây nhé!

Sau đây là video hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet cực đơn giản:

1. Hàm IF là gì? Ứng dụng của hàm IF trong Google Sheet

Hàm IF là gì?

Hàm IF trong Google Sheet là một hàm được sử dụng khá nhiều trong thống kê phân tích số liệu. Hàm IF cho phép so sánh các giá trị với nhau và đưa ra một trong hai kết quả, kết quả đầu tiên sẽ là nếu biểu thức đúng, còn kết quả thứ hai sẽ là nếu biểu thức sai.

Công thức hàm IF

Cú pháp:

=IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

Trong đó:

+ biểu_thức_logic: Là biểu thức so sánh. Điều kiện nếu biểu thức đó xảy ra.

+ giá_trị_nếu_đúng: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic đúng.

+ giá_trị_nếu_sai: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic sai.

Ví dụ về hàm IF

Cho bảng sau gồm các trường HỌ VÀ TÊN, LỚP, TOÁN, LÝ, HÓA, ĐIỂM TB, KẾT QUẢ. Từ bảng hãy tìm kết quả đậu, rớt của của từng học sinh nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì đậu.

Công thức:

=IF(F2>=5;”Đậu”;”Rớt”)

Giải thích: Nếu F2 lớn hơn hoặc bằng 5 thì trả về chuỗi ký tự là “Đậu”, ngược lại thì trả về “Rớt”.

Ví dụ về hàm IF

Ví dụ về hàm IF

Ứng dụng của hàm IF

Hàm IF dùng để so sánh các giá trị với nhau để đưa ra kết quả mà bạn yêu cầu dựa vào điều kiện đã cho trước. Hàm IF thường xuyên được sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý lớp học,…

2. Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet

Các cách sử dụng cơ bản

* Kiểm tra 1 điều kiện đơn

Tìm hiểu thêm:  Cách sử dụng hàm MIN trong Excel tính giá trị nhỏ nhất cực đơn giản

Công thức:

=IF(F2>=5;”Đậu”;”Rớt”)

Ý nghĩa: Kiểm tra kết quả đậu hay rớt của học sinh dựa vào điểm trung bình.

Giải thích: So sánh nếu F2 lớn hơn hoặc bằng 5 thì cho ra kết quả Đậu, ngược lại thì Rớt.

Kiểm tra 1 điều kiện đơn

Kiểm tra 1 điều kiện đơn

* Kiểm tra nhiều điều kiện

Công thức:

=IF(F3>=8;”Giỏi”;IF(F3>=6,5;”Khá”;”Trung bình”))

Ý nghĩa: Xếp loại học sinh dựa vào điểm trung bình.

Giải thích: Nếu F3 lớn hơn hoặc bằng 8 thì xếp loại Giỏi, nếu không thì xét điều kiện tiếp theo nếu lớn hơn hoặc bằng 6.5 thì xếp loại Khá, còn dưới 6.5 thì xếp loại Trung bình.

 Kiểm tra nhiều điều kiện

Kiểm tra nhiều điều kiện

Kết hợp với hàm COUNTIF

Công thức:

=IF(COUNTIF($F$12:$G$13;G2);F2+1;F2)

Ý nghĩa: Cộng 1 điểm vùng cho học sinh ở thành phố thuộc bảng điều kiện được cộng điểm.

Giải thích: Nếu nơi ở của học sinh là thành phố nằm trong bảng điều kiện cộng điểm vùng thì lấy điểm trung bình cộng 1, ngược lại thì giữ nguyên điểm.

Kết hợp với hàm COUNTIF

Kết hợp với hàm COUNTIF

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Công thức:

=IF(INDEX($F$2:$F$9;MATCH(A2;$A$2:$A$9;0))>=8;”Có”;”Không”)

Ý nghĩa: Kiểm tra học sinh nào sẽ được nhận thưởng.

Giải thích: Sử dụng hàm INDEX và MATCH để dò tìm điểm trung bình của từng học sinh. Sau đó dùng hàm IF để so sánh xem nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 8 thì ghi Có, ngược lại ghi Không.

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Kết hợp với hàm SUM

Công thức:

Ý nghĩa: Tính tổng điểm 3 môn của học sinh 12.

Giải thích: Nếu B2 bằng 12 thì tính tổng điểm 3 môn Toán, Lý, Hóa. Ngược lại thì bỏ ô trống.

Kết hợp với hàm SUM

Kết hợp với hàm SUM

Kết hợp với hàm LEFT, RIGHT, MID

*Kết hợp với hàm LEFT

Công thức:

=IF(LEFT(G2;1)=”R”;G2;””)

Ý nghĩa: Tìm học sinh có kết quả là Rớt.

Giải thích: Trong cột KẾT QUẢ nếu ký tự đầu tiên từ trái sang phải là “R” thì xuất ra kết quả của ô đó, ngược lại thì bỏ ô trống.

Kết hợp với hàm LEFT

Kết hợp với hàm LEFT

*Kết hợp với hàm RIGHT

Công thức:

=IF(RIGHT(I4;1)=”á”;F4;””)

Ý nghĩa: Tìm điểm trung bình của học sinh có xếp loại khá.

Giải thích: Trong cột XẾP LOẠI nếu 1 ký tự cuối cùng tính từ phải sang trái là “á” thì xuất ra kết quả điểm trung bình của bạn đó, ngược lại thì bỏ ô trống.

Kết hợp với hàm RIGHT

Kết hợp với hàm RIGHT

*Kết hợp với hàm MID

Công thức:

=IF(MID(B3;2;1)=”1″;A3;””)

Ý nghĩa: Tìm học sinh lớp 11.

Giải thích: Sử dụng hàm MID để lấy 1 ký tự ở giữa bắt đầu từ vị trí số 2. Nếu kết quả trả về bằng với chuỗi “1” thì xuất ra tên học sinh, ngược lại thì bỏ ô trống.

Kết hợp với hàm MID

Kết hợp với hàm MID

Kết hợp với hàm IMPORTRANGE

Công thức:

=IF(B8=”LT”;IMPORTRANGE(“

Ý nghĩa: Xuất kết quả thành tích cho học sinh có chức vụ là lớp trưởng (LT).

Giải thích: Nếu B8 là “LT” thì sẽ xuất bảng kết quả thành tích từ bảng tính khác vào trang tính đang tính bằng cách dùng hàm IMPORTRANGE để lấy thông tin của dải ô A1:G9.

Kết hợp với hàm IMPORTRANGE

Kết hợp với hàm IMPORTRANGE

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Công thức:

=IF(F2>=VLOOKUP(G2;$F$11:$H$14;2;0);VLOOKUP(G2;$F$11:$H$14;3;0);0)

Ý nghĩa: Tìm số lượng tập mà học sinh đó được thưởng dựa vào điểm trung bình là xếp loại.

Giải thích:

– Sử dụng hàm VLOOKUP để dò tìm giá trị của cột ĐIỂM TB và cột THƯỞNG TẬP.

– Nếu học sinh đó được xếp loại Giỏi và có điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 8 thì sẽ được thưởng 20 quyển tập, ngược lại sẽ trả về số 0.

Tìm hiểu thêm:  Các hàm xuống dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất bạn nên biết

– Nếu học sinh đó được xếp loại Khá và có điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 6.5 thì sẽ được thưởng 10 quyển tập, ngược lại sẽ trả về số 0.

– Nếu học sinh đó được xếp loại Trung bình và có điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì sẽ được thưởng 2 quyển tập, ngược lại sẽ trả về số 0.

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Kết hợp với hàm ISNA, VLOOKUP

Công thức:

=IF(ISNA(VLOOKUP(G2;$G$11:$H$13;2;0));”Không có”;VLOOKUP(G2;$G$11:$H$13;2;0))

Ý nghĩa: Cập nhật tiền thưởng học bổng của học sinh.

Giải thích: – Hàm VLOOKUP sẽ dò tìm giá trị học bổng trong dải ô G11:H13 tương ứng với cột xếp loại.

– Hàm ISNA sẽ kiểm tra xem giá trị trong hàm VLOOKUP trả về giá trị lỗi #N/A hay không.

– Nếu giá trị hàm VLOOKUP trả về giá trị lỗi #N/A thì sẽ ghi nhận là “Không có”, ngược lại thì sẽ xuất ra giá trị học bổng.

Kết hợp với hàm ISNA, VLOOKUP

Kết hợp với hàm ISNA, VLOOKUP

Kết hợp với hàm ISBLANK

Công thức:

=IF(ISBLANK(G2);”Được”;”Không”)

Ý nghĩa: Xác nhận học sinh được lên lớp.

Giải thích: Hàm ISBLANK dùng để kiểm tra xem KQ RỚT của học sinh. Nếu ô đó trả về là ô trống thì được lên lớp, ngược lại thì không được lên lớp.

Kết hợp với hàm ISBLANK

Kết hợp với hàm ISBLANK

Kết hợp với hàm AND, OR

*Kết hợp với hàm AND

Công thức:

=IF(AND(D2>=8;E2>=8);300000;0)

Ý nghĩa: Kết quả nhận thưởng nếu môn Lý và Hóa lớn hơn hoặc bằng 8.

Giải thích: Nếu kết quả môn Lý và Hóa cùng lớn hơn hoặc bằng 8 thì sẽ nhận được 300.000, ngược lại thì là 0.

Kết hợp với hàm AND

Kết hợp với hàm AND

*Kết hợp với hàm OR

Công thức:

=IF(OR(D2>=8;E2>=8);100000;0)

Ý nghĩa: Kết quả nhận thưởng nếu môn Lý hoặc Hóa lớn hơn hoặc bằng 8.

Giải thích: Nếu kết quả môn Lý hoặc Hóa lớn hơn hoặc bằng 8 thì sẽ nhận được 100.000, ngược lại thì là 0.

Kết hợp với hàm OR

Kết hợp với hàm OR

Kết hợp với hàm QUERY

Công thức:

=ARRAYFORMULA(IF(QUERY(A2:F9;”SELECT C”) >= 7; 250000; 0))

Ý nghĩa: Kết quả nhận thưởng môn Toán lớn hơn hoặc bằng 7.

Giải thích:

– Hàm QUERY sẽ trả về giá trị của cột C (môn Toán).

– Nếu môn Toán có điểm lớn hơn hoặc bằng 7 thì sẽ nhận được 250.000, ngược lại thì là 0.

– Sau đó sử dụng hàm ARRAYFORMULA để sao chép kết quả đến các ô trong dải ô G3:G9.

Kết hợp với hàm QUERY

Kết hợp với hàm QUERY

Kết hợp với hàm MAX

Công thức:

=MAX(ARRAYFORMULA(IF(($B$2:$B$9=H2);$F$2:$F$9)))

Ý nghĩa: Tìm điểm trung bình cao nhất của các lớp 10, 11 và 12.

Giải thích:

– Hàm MAX dùng để lấy các mảng trong hàm IF so sánh với nhau.

– Nếu các lớp trong mảng B2:B9 bằng với lớp 10 (hoặc lớp 11, 12) thì tìm điểm trung bình lớn nhất của lớp đó trong mảng F2:F9.

Kết hợp với hàm MAX

Kết hợp với hàm MAX

Kết hợp với hàm ISERROR

Công thức:

=IF(ISERROR(F2/G2);A2;””)

Ý nghĩa: Tìm học sinh có điểm trung bình lần 1 là 0 điểm.

Giải thích: Lấy điểm trung bình lần 2 chia cho điểm trung bình lần 1 nếu báo lỗi thì xuất ra tên học sinh đó, ngược lại thì bỏ ô trống.

Kết hợp với hàm ISERROR

Kết hợp với hàm ISERROR

3. Cách phép so sánh số học hàm IF hỗ trợ








Phép so sánh

Ký hiệu toán tử

Ví dụ

Giải thích

Lớn hơn

>

=IF(A5>2;”T”;””)

Nếu A5 lớn hơn 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về ký tự rỗng.

Nhỏ hơn


=IF(2>A5;”T”;”F”)

Nếu A5 nhỏ hơn 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về giá trị “F”.

Bằng

=

=IF(A5=2;”T”;)

Nếu A5 bằng 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về giá trị 0.

Khác


=IF(A52;”T”;”F”)

Nếu A5 khác 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về giá trị “F”.

Lớn hơn hoặc bằng

>=

=IF(A5>=2;”T”;”F”)

Nếu A5 lớn hơn hoặc bằng 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về giá trị “F”.

Nhỏ hơn hoặc bằng


=IF(2>=A5;”T”;”F”)

Nếu A5 nhỏ hơn hoặc bằng 2 thì trả về giá trị “T”, ngược lại trả về giá trị “F”.

4. Các lưu ý khi sử dụng hàm IF trong Google Sheet

* Lưu ý sử dụng hàm IF khi bỏ trống giá trị trả về

Trong hàm IF nếu bạn không cho đối số thứ 3 trả về bất kỳ kết quả nào thì khi biểu thức điều kiện sai hàm sẽ trả về giá trị FALSE.

Ví dụ:

– IF(2>1; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có nhỏ hơn 2 không, sau đó trả về giá trị “Đúng”.

– IF(1>2; “Đúng”). Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có lớn hơn 2 không, sau đó trả về giá trị FALSE. Do biểu thức điều kiện trả về giá trị sai nhưng hàm không khai báo đối số thứ 3 là giá_trị_nếu_sai.

* Hàm IF không phân biệt chữ hoa và chữ thường

Hàm IF không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Ví dụ: IF=if.

5. Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IF

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR xuất hiện do bạn đã nhập sai cú pháp của hàm.

Cách khắc phục: Nhìn vào công thức trong hình ta thấy do trong hàm đã nhập sai số 4,7. Sửa lại dấu chấm (.) thành dấu phẩy (,).

Lỗi #ERROR!

Lỗi #ERROR!

Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME? xuất hiện do bạn đã nhập sai tên hàm.

Cách khắc phục: Nhìn vào hình dưới đây ta thấy hàm IF đã bị viết sai chính tả. Do vậy, sửa “IFF” thành “IF”.Lỗi #NAME?

Lỗi #NAME?

6. Bài tập sử dụng hàm IF

7. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm IF

Dùng hàm IF với điều kiện là số viết như thế nào?

Tại đối số đầu tiên là biểu_thức_logic khi nhập chữ bạn hãy để chữ đó vào dấu nháy kép nhé.

Ví dụ: =IF(A5= “Nguyễn Văn A”;A5; “Không phải”)

Dùng hàm IF với điều kiện là chữ viết như thế nào?

Tại đối số đầu tiên là biểu_thức_logic khi nhập số bạn có thể nhập bình thường.

Ví dụ: =IF(5>3; “Đúng”; “Sai”)

Hàm IF lồng là gì?

Hàm IF lồng nhau là hàm IF có nhiều điều kiện được lồng nhau như ví dụ ở mục 2 các cách sử dụng hàm IF cơ bản.

Hàm IF lồng nhau

Hàm IF lồng nhau

Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc tốt hơn với khối việc văn phòng:

Trên đây là cách dùng hàm IF() để lọc dữ liệu có điều kiện trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!

Tìm hiểu thêm:  [Video] Cách sử dụng hàm OR trong Google Sheet tính biểu thức logic

Bách khoa Việt Nam là một trang báo điện tử mới được thành lập với mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin toàn diện và chính xác về mọi lĩnh vực trong đời sống. Trang web được xây dựng bởi đội ngũ biên tập viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, luôn nỗ lực để mang đến cho người đọc những bài viết chất lượng cao, được cập nhật thường xuyên.

Liên Hệ

Tìm hiểu thêm: F8BET

RSS | Theo dõi Bách Khoa Việt Nam trên