Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn bạn cách thêm cột mới vào Excel 2010 – 2013, 2016. Đọc để tìm hiểu các phím tắt để chèn một hoặc nhiều cột, kể cả các cột không liền kề.
Cách nhanh nhất để thêm một cột trong Excel
1. Nhấp vào nút chữ cái của cột bên phải nơi bạn muốn chèn cột mới.
Chú ý: Bạn cũng có thể chọn toàn bộ cột bằng cách nhấn vào ô tính bất kỳ sau đó nhấn Ctrl + Space.
2. Nhấn Ctrl + Shift + + (dấu cộng trên màn hình)
Chú ý: Nếu bạn không nhớ phím tắt, bạn có thể nhấp phải chuột vào cột được chọn và bấm Insert từ danh sách lựa chọn.
Đó là hai bước đơn giản để chèn thêm cột mới. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để xem làm thế nào chúng ta có thể chèn nhiều cột trống vào danh sách của bạn.
Chèn nhiều cột mới trong Excel
1. Tô chọn số lượng cột bạn muốn thêm vào trang tính. Những cột mới sẽ xuất hiện ngay bên trái số cột được chọn.
Chú ý: Bạn có thể làm tương tự nếu bạn chọn nhiều ô tính liên tiếp trong một cột hoặc nhấn Ctrl + Space.
2. Nhấn Ctrl + Shift + + để chèn thêm nhiều cột mới.
Chú ý: Nhấn F4 để lặp lại thao tác hoặc Ctrl + Y để chèn thêm nhiều cột mới.
Chèn nhiều cột mới không liên tiếp trong Excel
1. Chọn nhiều cột mới không liên tiếp bằng cách nhấp chuột vào nút chữ cái ở mỗi cột và nhấn giữ phím Ctrl. Những cột mới được chèn thêm sẽ xuất hiện phía bên trái chúng.
2. Nhấn Ctrl + Shift + + để tiến hành thao tác chèn mới.
Thêm một cột mới vào Excel Table
Nếu trang tính được định dạng dạng bảng, bạn có thể chọn Insert Table Columns to the Right nếu đó là cột cuối cùng. Bạn cheap medications cũng có thể chọn Insert Table Columns to the Left để thêm cột vào bất kỳ vị trí nào khác trong bảng của bạn.
1. Để chèn một cột, bạn cần chọn cột ở vị trí cần chèn và nhấp phải vào nó.
2. Chọn Insert > Table Columns to the Right đối với cột cuối cùng trong bảng hoặc Table Columns to the Left.
Cột mới được đặt tên “Column1” theo mặc định.
Toàn bộ những kiến thức này các bạn đều có thể học được trong khóa học EX101 – Excel từ cơ bản tới chuyên gia của Học Excel Online. Đây là khóa học giúp bạn hệ thống kiến thức một cách đầy đủ, chi tiết. Hơn nữa không hề có giới hạn về thời gian học tập nên bạn có thể thoải mái học bất cứ lúc nào, dễ dàng tra cứu lại kiến thức khi cần. Hiện nay hệ thống đang có ưu đãi rất lớn cho bạn khi đăng ký tham gia khóa học. Chi tiết xem tại: HocExcel.Online
Tìm hiểu thêm: Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh Trong quá trình bước đầu thủ tục bắt đầu thành lập một doanh nghiệp, cần được cấp chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh thì mới có thể bắt đầu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay lầm tưởng về ý nghĩa bản chất của 2 loại giấy chứng nhận này. Vậy nên bạn cần nắm được và hiểu rõ qua sự phân biệt dưới đây.1. Khái niệm- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp có thể là văn bản điện tử hay một văn bản gồm các thông tin về đăng ký doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.- Giấy chứng nhận kinh doanh là một văn bản cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề và cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể. Được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định; hoặc yêu cầu khác.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp2. Pháp lý- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công nhà nước. Nhà nước sẽ có nghĩa vụ phải bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.- Giấy chứng nhận kinh doanh: được cho phép của cơ quan quản lý nhà nước. Là quyền cho phép theo cơ chế xin - cho.3. Điều kiện cấp- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.+ Đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014.+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.- Giấy chứng nhận kinh doanh.+ Đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề,...Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh4. Thủ tục cấp- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:+ Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.+ Hồ sơ phải hợp lệ.- Giấy chứng nhận kinh doanh:– Giấy đề nghị.– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao.– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.Ngoài ra tuỳ vào từng loại giấy cụ thể mà có các tài liệu, văn bản đi kèm khác nhau.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.5. Thời hạn tồn tại- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư tự quyết, không bắt buộc ghi vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.- Giấy chứng nhận kinh doanh: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thường thời hạn giới hạn đến vài tháng hoặc vài năm.6. Quyền nhà nước- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ thủ tục.- Giấy chứng nhận kinh doanh: đầy đủ những điều kiện và hồ sơ nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.Trên đây là sự phân biệt bản chất của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh với những thông tin quan trọng và trọng tâm nhất. Giống nhau ở một số những điều nhất định nhưng đa số là khác nhau. Vậy nên ở cách phân biệt này hy vọng những ai còn hay nhầm lẫn về 2 loại giấy này thì có thể phân biệt được một cách rõ ràng hơn. Cùng với đó, các vấn đề về thuế được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp có thể vận hành và đảm bảo tính pháp lý. Đó là lý do mà việc nắm vững Pháp luật thuế chắc chắn là vấn đề mà doanh nghiệp không thể "bỏ lơ".Chúc doanh nghiệp của bạn phát triển thành công!>> Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online cho các doanh nghiệp nhỏ>> Thông tư 200 áp dụng cho doanh nghiệp nào? 11/03/2019 2164 Lượt xem