[Video] Cách sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheets để chèn dữ liệu

[Video] Cách sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheets để chèn dữ liệu

Trong Google Sheet, bạn muốn lấy dữ liệu từ nhiều những trang web để lấy dữ liệu được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Vậy hãy sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheet. Bài hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn thao tác rất nhanh trong việc lấy dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng hàm IMPORTXML nhé.

Video hướng dẫn cách sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheet đơn giản:

1. Hàm IMPORTXML là gì? Ứng dụng của hàm IMPORTXML trong Google Sheet

Hàm IMPORTXML là gì?

Hàm IMPORTXML là hàm lấy dữ liệu từ các loại dữ liệu có cấu trúc XML, CSV, HTML, TSV và nguồn cấp dữ liệu RSS và ATOM XML.

Công thức hàm IMPORTXML

Công thức:

=IMPORTXML(url; truy_vấn_xpath)

Trong đó:

+ Url: Là đường dẫn của trang có chứa thông tin cần truy xuất.

+ Truy_vấn_xpath: Truy vấn ngôn ngữ XPath để chạy trên dữ liệu có cấu trúc.

Ví dụ về hàm IMPORTXML

Ví dụ lấy giá bán hiện tại của Đồng hồ đôi EIio trên trang Thế Giới Di Động. Kết quả giá bán của đồng hồ là 1.980.000đ. (Giá bán được cập nhật ngày 24/08/2021).

Công thức:

=IMPORTXML(“https://www.thegioididong.com/dong-ho-deo-tay/elio-el068-01-el068-02-nam-nu?src=osp”;”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[1]/div[2]/div/p[1]”)

Ví dụ về hàm IMPORTXML

Ví dụ về hàm IMPORTXML

Ứng dụng của hàm IMPORTXML

Hàm IMPORTXML dùng để cập nhật thông tin của một trang theo thời gian thực. Giúp bạn kiểm tra được sự thay đổi của nội dung trang.

2. Cách sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheet

Yêu cầu đề bài: Lấy giá bán của sản phẩm theo thời gian thực trên trang web Thế Giới Di Động.

Tìm hiểu thêm:  Cách căn lề chuẩn trong Excel chi tiết | Căn chỉnh lề trước khi in

Bước 1: Copy URL sản phẩm (Sản phẩm đang được lấy là máy tính bảng Samsung Galaxy Tab S7 FE).

Copy URL sản phẩm

Copy URL sản phẩm

Bước 2: Dán URL vào ô tính bất kỳ (Tại hình URL được dán ở ô A1).

Dán URL vào ô tính bất kỳ

Dán URL vào ô tính bất kỳ

Bước 3: Nhấn chuột phải vào đối tượng (Giá sản phẩm) > Chọn Inspect.

Nhấn chuột phải vào đối tượng và chọn Inspect

Nhấn chuột phải vào đối tượng và chọn Inspect

Bước 4: Vị trí dòng đang bôi xanh tương ứng với giá đang cần lấy. Bạn nhấn chuột phải > Chọn Copy > Chọn Copy XPath.

Copy XPath

Copy XPath

Lúc này nội dung copy XPath sẽ có dạng: /html/body/section/div[3]/div[2]/div[1]/div[2]/div/p[1]

Bước 5: Trở về file sheet và nhập công thức:

=IMPORTXML(A1;”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[1]/div[2]/div/p[1]”)

Sau khi thực hiện bạn sẽ nhận được kết quả giá bán của chiếc máy tính bảng Samsung Galaxy Tab S7 FE là 11.990.000đ. (Giá bán được cập nhật ngày 24/08/2021).

Trở về file sheet và nhập công thức

Trở về file sheet và nhập công thức

Video hướng dẫn cách sử dụng hàm IMPORTXML kết hợp với một số hàm TRANSPOSE, hàm INDEX, MATCH, hàm VLOOKUP:

3. Một số hàm kết hợp với hàm IMPORTXML trong Google Sheet

Kết hợp với hàm TRANSPOSE

Yêu cầu: Lấy thông tin bảng thông số cấu hình của Apple Watch S3 và chuyển đổi thông tin đã xuất từ hàng thành cột.

Công thức:

=TRANSPOSE(IMPORTXML(B1;B2))

Giải thích: B1 là ô chứa thông tin về đường dẫn URL của sản phẩm Apple Watch S3. B2 là ô chứa truy vấn XPath về bảng thông tin cấu hình Apple Watch S3. Hàm TRANSPOSE sẽ chuyển đổi thông tin từ hàng thành cột.

Kết hợp với hàm TRANSPOSE

Kết hợp với hàm TRANSPOSE

Để kiểm tra rằng bạn đã copy XPath đúng hay không bằng cách:

+ Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào một đối tượng chi tiết trong bảng cấu hình. Ví dụ như nhấn vào “Màn hình”.

+ Sau đó bạn tìm thẻ lớn có chứa thẻ “Màn hình” và so sánh lại với thông tin cần lấy đã hiển thị đúng khu vực cần lấy hay chưa.

Cách dò tìm XPath bảng cấu hình

Cách dò tìm XPath bảng cấu hình

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Cho bảng thông tin đường dẫn URL của các sản phẩm tại trang tính LINK_SP.

Bảng dữ liệu URL sản phẩm

Bảng dữ liệu URL sản phẩm

Yêu cầu: Lấy giá bán, giá cũ và giảm giá của sản phẩm điện thoại của trang Thế Giới Di Động bằng hàm IMPORTXML, INDEX và MATCH. (Giá sản phẩm được cập nhật ngày 24/08/2021).

Tìm hiểu thêm:  Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh Trong quá trình bước đầu thủ tục bắt đầu thành lập một doanh nghiệp, cần được cấp chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh thì mới có thể bắt đầu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay lầm tưởng về ý nghĩa bản chất của 2 loại giấy chứng nhận này. Vậy nên bạn cần nắm được và hiểu rõ qua sự phân biệt dưới đây.1. Khái niệm- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp có thể là văn bản điện tử hay một văn bản gồm các thông tin về đăng ký doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.- Giấy chứng nhận kinh doanh là một văn bản cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề  và cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể. Được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,  chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định; hoặc yêu cầu khác.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp2. Pháp lý- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công nhà nước. Nhà nước sẽ có nghĩa vụ phải bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.- Giấy chứng nhận kinh doanh: được cho phép của cơ quan quản lý nhà nước. Là quyền cho phép theo cơ chế xin - cho.3. Điều kiện cấp- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.+ Đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014.+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.- Giấy chứng nhận kinh doanh.+ Đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề,...Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh4. Thủ tục cấp- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:+ Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.+ Hồ sơ phải hợp lệ.- Giấy chứng nhận kinh doanh:– Giấy đề nghị.– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao.– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.Ngoài ra tuỳ vào từng loại giấy cụ thể mà có các tài liệu, văn bản đi kèm khác nhau.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.5. Thời hạn tồn tại- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư tự quyết, không bắt buộc ghi vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.- Giấy chứng nhận kinh doanh: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thường thời hạn giới hạn đến vài tháng hoặc vài năm.6. Quyền nhà nước- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ thủ tục.- Giấy chứng nhận kinh doanh: đầy đủ những điều kiện và hồ sơ nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.Trên đây là sự phân biệt bản chất của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận kinh doanh với những thông tin quan trọng và trọng tâm nhất. Giống nhau ở một số những điều nhất định nhưng đa số là khác nhau. Vậy nên ở cách phân biệt này hy vọng những ai còn hay nhầm lẫn về 2 loại giấy này thì có thể phân biệt được một cách rõ ràng hơn. Cùng với đó, các vấn đề về thuế được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp có thể vận hành và đảm bảo tính pháp lý. Đó là lý do mà việc nắm vững Pháp luật thuế chắc chắn là vấn đề mà doanh nghiệp không thể "bỏ lơ".Chúc doanh nghiệp của bạn phát triển thành công!>> Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online cho các doanh nghiệp nhỏ>> Thông tư 200 áp dụng cho doanh nghiệp nào? 11/03/2019 2164 Lượt xem

Công thức:

=IMPORTXML(INDEX(LINK_SP!A2:B11;MATCH(A2;LINK_SP!A2:A11;0);2);”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[2]/div[2]/div”)

Giải thích:

+ LINK_SP!A2:B11: Tham chiếu đến bảng thông tin sản phẩm LINK_SP!A2:B11.

+ MATCH(A2;LINK_SP!A2:A11;0): Vị trí tên sản phẩm của ô A2 trong cột TÊN SP LINK_SP!A2:A11.

+ 2: Số cột trong mảng chứa giá trị trả về.

+ /html/body/section/div[3]/div[2]/div[2]/div[2]/div: XPath của thông tin cần lấy.

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Kết hợp với hàm INDEX, MATCH

Cách sử dụng hàm INDEX và hàm MATCH chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động để dễ dàng kết hợp với hàm IMPORTXML.

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Yêu cầu: Lấy giá bán, giá cũ và giảm giá của sản phẩm điện thoại của trang Thế Giới Di Động bằng hàm IMPORTXML và VLOOKUP. (Giá sản phẩm được cập nhật ngày 24/08/2021).

Công thức:

=IMPORTXML(VLOOKUP(A2;LINK_SP!A2:B11;2;0);”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[2]/div[2]/div”)

Giải thích:

+ A2: Giá trị dò tìm là tên sản phẩm.

+ LINK_SP!A2:B11: Bảng có chứa giá trị dò tìm.

+ 2: Vị trí của cột có chứa giá trị link URL.

+ 0: Dò tìm tương đối.

+ /html/body/section/div[3]/div[2]/div[2]/div[2]/div: XPath của thông tin cần lấy.

Kết hợp với hàm VLOOKUP

Kết hợp với hàm VLOOKUP

4. Các lưu ý khi sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheet

– Giá trị của URL và XPath phải được đặt trong dấu ngoặc kép khi nhập trực tiếp.

– Hàm IMPORTXML không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Ví dụ: IMPORTXML= importxml.

– Khi nhập các tham số trong hàm cần nhập chính xác, nếu không sẽ dễ xảy ra lỗi không mong muốn.

5. Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm IMPORTXML

Lỗi #N/A

Nguyên nhân lỗi: Lỗi #N/A xảy ra do bạn nhập sai đường dẫn URL hoặc XPath khiến cho hàm không thể dò tìm được giá trị. Hoặc bạn nhập dư hay thiếu đối số cũng sẽ xảy ra lỗi này.

Cách khắc phục: Để độ chính xác cao hơn về đường dẫn URL hay XPath thì bạn nên sao chép thay vì nhập tay nhé. Và hàm IMPORTXML có từ 2 đến 3 đối số.

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A

Lỗi #VALUE

Nguyên nhân lỗi: Lỗi #VALUE xảy ra do đối số 1 không phải là đường link URL.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại đường dẫn URL đã đúng giao thức hay chưa. (Đường dẫn phải có

Lỗi #VALUE

Lỗi #VALUE

Lỗi #NAME

Nguyên nhân lỗi: Lỗi #NAME? xuất hiện do bạn đã nhập sai tên hàm.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại tên hàm đã nhập đúng chưa. Tên hàm đúng là IMPORTXML.

Lỗi #NAME

Lỗi #NAME

Lỗi #REF

Nguyên nhân lỗi: Lỗi #REF thường xảy ra khi bạn sao chép cột hay hàng càng gần về vị trí cột A hay hàng 1 dẫn đến dải ô cũng di chuyển ngược ra khỏi bảng tính. Hoặc do ô trả về kết quả đè lên dải ô tham chiếu dẫn đến lỗi quay vòng.

Tìm hiểu thêm:  Cách sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm IF kèm ví dụ

Cách khắc phục: Hạn chế sao chép cột di chuyển ngược hoặc bạn có thể cố định dải ô trước khi sao chép. Nếu lấy dữ liệu trả về nhiều dải ô thì bạn nên tìm không gian trống trong ô tính để không bị đè nội dung khác.

Lỗi #REF

Lỗi #REF

6. Các bài tập sử dụng hàm IMPORTXML

Cho bảng thông tin đường dẫn URL của các sản phẩm tại trang tính LINK_SP.

Bảng dữ liệu URL sản phẩm laptop

Bảng dữ liệu URL sản phẩm laptop

Bài tập 1: Lấy thông tin bảng thông số cấu hình củaLaptop HP 15s fq2559TU và chuyển đổi thông tin đã xuất từ hàng thành cột.

Công thức:

=TRANSPOSE(IMPORTXML(“https://www.thegioididong.com/laptop/hp-15s-fq2559tu-i5-46m27pa?src=osp”;”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[3]/ul”))

Giải thích: Hàm IMPORTXML giúp lấy thông tin bảng thông số cấu hình của sản phẩm. Hàm TRANSPOSE sẽ chuyển đổi thông tin từ hàng thành cột.

Bài tập 2: Lấy giá bán, giá cũ và giảm giá của sản phẩm Laptop tại sheet LINK_SP của trang Thế Giới Di Động bằng hàm IMPORTXML, INDEX và MATCH.

Công thức:

=IMPORTXML(INDEX(LINK_SP!A21:B30;MATCH(“Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 15ITL05″;LINK_SP!A21:A30;0);2);”/html/body/section/div[3]/div[2]/div[3]/ul”)

Giải thích:

+ LINK_SP!A21:B30: Tham chiếu đến bảng thông tin sản phẩm LINK_SP!A2:B11.

+ MATCH(“Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 15ITL05”;LINK_SP!A21:A30;0): Vị trí “Laptop Lenovo IdeaPad Slim 5 15ITL05” trong cột TÊN SP tại LINK_SP!A21:B30.

+ 2: Số cột trong mảng chứa giá trị trả về.

+ /html/body/section/div[3]/div[2]/div[3]/ul: XPath của thông tin cần lấy.

7. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng hàm IMPORTXML

Hàm IMPORTXML trong Google Sheet hoạt động như thế nào?

Hàm IMPORTXML trong Google Sheet sẽ giúp bạn tìm dữ liệu XML và sao chép dữ liệu bên ngoài của XML. Ví dụ như bạn muốn lấy những liên kết của trang thì chúng ta sẽ yêu cầu hàm IMPORTXML nhập toàn bộ thông tin trong thẻ a . Nếu muốn toàn bộ text của một trang, bạn có thể lấy bằng cách lấy mọi thứ trong body hoặc thẻ p.

Lấy toàn bộ thông tin trong thẻ a

Lấy toàn bộ thông tin trong thẻ a

Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc tốt hơn với khối việc văn phòng:

Trên đây là cách sử dụng hàm IMPORTXML trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!